Bài 15. Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn trang 63, 64, 65, 66 SGK Khoa học 4 Cánh diềuKể tên một số nấm mà em biết. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Kể tên một số nấm mà em biết. Phương pháp giải: Học sinh kể tên các nấm đã gặp trong tự nhiên, biết qua sách vở,... Lời giải chi tiết: Tên một số nấm mà em biết: nấm hương, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm mốc, nấm linh chi, nấm da, nấm đầu... ? mục 1 HĐ1 Nêu tên, hình dạng, màu sắc và nơi sống của nấm trong các hình 1,2,3,4. Phương pháp giải: Quan sát hình ảnh và trả lời. Lời giải chi tiết: Tên, hình dạng, màu sắc và nơi sống của nấm trong các hình 1,2,3,4: (1) Nấm tràm: thân cây màu xám, đầu màu đen, có hình dạng giống chiếc ô. Nấm này mọc trên lớp lá mục dưới tán rừng. (2) Nấm tán trắng( tán màu trắng, thân cây màu trắng và có hình dạng giống chiếc ô), nấm tán đỏ (tán màu đỏ, thân cây màu trắng và có hình dạng giống chiếc ô). Chúng mọc trên mặt đất. (3) Nấm hương: có màu xám, hình dáng giống chiếc ô, mọc trên thân cây khác. (4) Nấm đông trùng hạ thảo: có hình thù như cây nấm mọc trên đầu con sâu màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác. Nó mọc trên cơ thể động vật. ? mục 1 HĐ2 Hãy cho biết nơi sống của nấm men và nấm mốc. Phương pháp giải: Học sinh trả lời theo hiểu biết của bản thân. Lời giải chi tiết: Nơi sống của nấm men và nấm mốc:
? mục 1 HĐ3 Từ những loại nấm trên, em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước và nơi sống của nấm? Phương pháp giải: Nhận xét về đặc điểm của nấm. Lời giải chi tiết: Từ những loại nấm trên, em có nhận xét về hình dạng, kích thước và nơi sống của nấm: Mỗi loại nấm có hình dạng, kích thước và nơi sống khác nhau. Có loại nhìn thấy được bằng mắt thường như nấm đùi gà, có loại không nhìn thấy được bằng mắt thường ví dụ như nấm men, nấm da. ? mục 1 VD Hãy nói về hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống của một trong số những nấm mà em biết. Phương pháp giải: Học sinh dựa vào hiểu biết bản thân để trả lời. Lời giải chi tiết: Nói về hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống của nấm mèo (mộc nhĩ): - Hình dạng giống cái tai hoặc hình chiếc lá. - Kích thước: đường kính khoảng 10-15cm. - Màu: xám đỏ hoặc tím hoặc nâu. - Nơi sống: mọc hoang trên thân gỗ mục của các loại cây như cây hòe, cây đậu, cây sung, cây sắn, mít, so đũa… ở trong rừng hoặc vùng đồng bằng, những nơi ẩm ướt. ? mục 2 HĐ1 Chỉ và nói tên các bộ phận của nấm hương trong hình 7. Phương pháp giải: Quan sát hình và trả lời. Lời giải chi tiết: Các bộ phận của nấm hương trong hình 7: Thân nấm, chân nấm và mũ nấm. ? mục 2 HĐ2 Nêu tên, hình dạng và màu sắc của một số nấm ăn dưới đây. Phương pháp giải: dựa vào thông tin đã nêu trong hình và trả lời. Lời giải chi tiết: Tên, hình dạng và màu sắc của một số nấm ăn: (8) Nấm rơm có màu xám trắng, xám, xám đen,... Khi còn non, nắm có hình trứng, Khi trưởng thành, nắm có hình như cái ô. (9) Nấm kim châm có màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành từng cụm, mũ nấm hinh cầu, thân nấm dài. (10) Nấm đùi gà có mũ màu nâu hình cầu; thân nấm màu trắng, dài, có hình giống đùi gà. (11) Nấm mèo (mộc nhĩ) thường có mảu nâu sẫm, hình dáng tựa như cái tại. (12) Nấm sò có màu trắng, tím, nâu. Mũ nấm xoè ra như hình phễu lệch. (13) Nầm mỡ có màu trắng hoặc nâu, khi còn non mũ nấm có hình như chiếc khuy áo. Vận dụng CH1 Hãy vẽ sơ đồ đơn giản và ghi chú tên bộ phận của một loại nấm ăn. Phương pháp giải: Quan sát nấm và vẽ sơ đồ đơn giản. Lời giải chi tiết: Vẽ sơ đồ đơn giản và ghi chú tên bộ phận của nấm mỡ.
? mục 2 CH2 Em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây. Phương pháp giải: Học sinh dùng kỹ năng xử lý tình huống để trả lời. Lời giải chi tiết: Nếu ở trong tình huống đó, em sẽ dùng một vật nào đó ví dụ như cành cây để hái 1 cây nấm và đưa về hỏi bố mẹ. Tuyệt đối không dùng tay bẻ trực tiếp vì nếu là nấm độc thì sẽ rất nguy hiểm.
Quảng cáo
|