GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Bài 11 trang 72 SGK Toán 9 tập 2Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O') cắt nhau tại hai điểm A và B Quảng cáo
Đề bài Cho hai đường tròn bằng nhau (O)(O) và (O′) cắt nhau tại hai điểm A và B. Kẻ các đường kính AOC,AO′D. Gọi E là giao điểm thứ hai của AC với đường tròn (O′). a) So sánh các cung nhỏ ⏜BC,⏜BD. b) Chứng minh rằng B là điểm chính giữa của cung ⏜EBD ( tức điểm B chia cung ⏜EBD thành hai cung bằng nhau: ⏜BE = ⏜BD ). Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết * Chứng minh hai tam giác bằng nhau hoặc tam giác cân để suy ra hai dây bằng nhau. Từ đó sử dụng định lý: Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau: +) Hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau. +) Hai dây bằng nhau căng hai cung bằng nhau. Lời giải chi tiết a) Vì (O) và (O′) cắt nhau tại hai điểm A và B nên OO′⊥AB (định lý) Xét tam giác ADC có OO′ là đường trung bình (vì O là trung điểm AC,O′ là trung điểm AD) nên OO′//CD , suy ra AB⊥CD (quan hệ từ vuông góc đến song song). Xét tam giác ADC có AC=AD (vì hai đường tròn (O) và (O′) có cùng bán kính) nên ΔACD cân tại A có AB là đường cao nên AB cũng là đường trung tuyến, suy ra BC=BD hay ⏜BC =⏜BD (vì (O) và (O′) là hai đường tròn bằng nhau). b) Vì A,E,D cùng thuộc đường tròn (O') nên O'E = O'A=O'D = 12AD nên tam giác AED vuông tại E (Đường trung tuyến ứng với 1 cạnh bằng nửa cạnh đó thì tam giác đó vuông) ⇒^AED^DEC=90∘. Xét tam giác DEC vuông tại E có B là trung điểm của CD (cmt)⇒EB=DC2=BD=EB (Đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền) Suy ra ⏜EB=⏜BD (2 dây bằng nhau chắn 2 cung bằng nhau), do đó B là điểm chính giữa cung ED..
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|