Bài 1 trang 74 SGK Đại số và Giải tích 11

Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần.

LG a

Hãy mô tả không gian mẫu.

Phương pháp giải:

Khi gieo: mỗi con súc sắc có thể xuất hiện một trong 6 mặt tương ứng 1,2,3,4,5,6 chấm.

Mỗi phần tử của kgm là một cặp số (x,y) \((x,y \in \{ 1;2;3;4;5;6\} )\)

Lời giải chi tiết:

Phép thử \(T\) được xét là "Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần".

\(Ω = \left\{{(i, j) \mid i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}\right\}\).

Số phần tử của không gian mẫu là \(n(Ω) = 36\).

Cách liệt kê chi tiết:

Không gian mẫu: 

\(\begin{array}{l}
\Omega = \left\{ {\left( {1;1} \right)} \right.,\left( {1;2} \right),\left( {1;3} \right),\left( {1;4} \right),\left( {1;5} \right),\left( {1;6} \right),\left( {2;1} \right),\left( {2;2} \right),\left( {2;3} \right),\left( {2;4} \right),\left( {2;5} \right),\left( {2;6} \right),\left( {3;1} \right),\left( {3;2} \right),\left( {3;3} \right),\left( {3;4} \right),\left( {3;5} \right),\left( {3;6} \right),\left( {4;1} \right),\\
\left( {4;2} \right),\left( {4;3} \right),\left( {4;4} \right),\left( {4;5} \right),\left( {4;6} \right),\left( {5;1} \right),\left( {5;2} \right),\left( {5;3} \right),\left( {5;4} \right),\left( {5;5} \right),\left( {5;6} \right),\left( {6;1} \right),\left( {6;2} \right),\left( {6;3} \right),\left( {6;4} \right),\left( {6;5} \right),\left. {\left( {6;6} \right)} \right\}
\end{array}\)

LG b

Xác định các biến cố sau:

A: "Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo không bé hơn \(10\)";

B: "Mặt \(5\) chấm xuất hiện ít nhất một lần".

Phương pháp giải:

Liệt kê và đếm số phần tử của biến cố A: \(n(A), n(B)\).

Lời giải chi tiết:

\(A\) \(= {(6, 4); (4, 6); (5, 5); (6, 5); (5, 6); (6, 6)}\) \( \Rightarrow n(A) = 6\)

\(B\) = \({(1, 5); (2, 5); (3, 5); (4, 5); (5, 5); (6, 5); (5, 1); (5, 2); (5, 3); (5, 4); (5, 6)}\) \( \Rightarrow n(B) = 11\).

LG c

Tính \(P(A), P(B)\).

Phương pháp giải:

+) Tính xác suất của biến cố A: \(P\left( A \right) = \dfrac{{n(A)}}{{n(Ω) }}\).

Lời giải chi tiết:

\(P(A)= \dfrac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\)= \(\dfrac{6}{36}\) = \(\dfrac{1}{6}\);

\(P(B)\) \( = \dfrac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\) = \(\dfrac{11}{36}\).

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close