Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức có đáp ánTổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11 kết nối tri thức có đáp án Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới NẮNG MỚI (Lưu Trọng Lư) Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước giậu thưa. (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân NXB Văn học, 2000, tr. 288) Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú C. Bảy chữ D. Tự do Câu 2: Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào? A. Nghệ thuật B. Sinh hoạt C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Tôi B. Người mẹ C. Người con D. Tác giả Câu 4: Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ đánh thức kỉ niệm về người mẹ? A. Áo đỏ B. Giậu phơi C. Tay áo D. Gà trưa gáy Câu 5: Các từ láy được sử dụng trong bài thơ trên là gì? A. Xao xác, não nùng, thiếu thời B. Não nùng, thiếu thời, mường tượng C. Xao xác, não nùng, chập chờn D. Xao xác, não nùng, nắng mới Câu 6: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên hiện lên như thế nào? A. Hối hận, luyến tiếc B. Vui mừng, sung sướng C. Dửng dưng, lạnh lùng D. Buồn nhớ, khắc khoải Câu 7: Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì về người mẹ? A. Vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, quyến rũ B. Vẻ đẹp truyền thống, rạng rỡ, tỏa sáng C. Vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa, thanh thoát D. Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, chân chất Câu 8: Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” làm cho hình ảnh “nắng mới”: A. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ. B. Cụ thể, nổi bật, góp phần thể hiện khung cảnh tươi sáng, ấm áp và niềm vui của trẻ thơ trong những ngày bên mẹ. C. Sinh động, có hồn, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tươi mới và rộn ràng. D. Cụ thể, sinh động, góp phần thể hiện bức tranh thiên nhiên trong trẻo, thanh bình. Trả lời các câu hỏi: Câu 9: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 10: Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "mẹ tôi" trong bài thơ? II. VIẾT (4.0 điểm) Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (4đ) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới: VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA Việt Nam đất nước ta ơi Quê hương biết mấy thân yêu Việt Nam đất nắng chan hoà ( Trích Bài thơ Hắc Hải, tuyển thơ Nguyễn Đình Thi) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Song thất lục bát C. Lục bát D. Tự do Câu 2: Nội dung chính của bài thơ trên là gì? A. Tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào của tác giả dành cho con người và quê hương B. Tác giả hồi tưởng về một thời kì “vất vả in sâu” nhưng rất “anh hùng” của dân tộc Việt Nam. C. Ngợi ca nền văn hóa ngàn năm của quê hương, ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. D. Ngợi ca vẻ đẹp giàu có của thiên nhiên, đất nước Việt Nam. Câu 3: Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ gì về con người và cảnh sắc quê hương? A. Tự hào với sự giàu có của thiên nhiên, với những nét đẹp về văn hóa và tinh thần được hun đúc qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam. B. Có ý thức tiếp nhận văn hóa của các nước phát triển nhằm mở rộng văn hóa của C. Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc. D. Yêu mến, tự hào đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ những vùng đất xa xôi của Tổ quốc. Câu 4: Khi chọn hình ảnh "đỉnh Trường Sơn", tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp gì của thiên nhiên? A. Vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc. B. Vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. C. Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng. D. Vẻ đẹp cao sang, lộng lẫy. Câu 5: Hình ảnh "biển lúa" sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ. Câu 6: Nội dung chính của đoạn thơ sau là gì? "Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa." A. Bức chân dung của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó. B. Bức chân dung của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất. C. Bức chân dung của con người Việt Nam nỗ lực, kiên trì. D. Bức chân dung của con người Việt Nam thuỷ chung, bất khuất. Câu 7. Hình ảnh "áo nâu" trong câu thơ "Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn" có ý nghĩa gì? A. Chỉ những người thuộc lớp trẻ phải vất vả, chịu thương chịu khó. B. Chỉ những người già yếu phải vất vả, chịu thương chịu khó. C. Chỉ những người nông dân vất vả, chịu thương chịu khó. D. Chỉ những người nông dân nghèo khổ. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Câu 9: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và nêu tác dụng: Việt Nam đất nước ta ơi Câu 10: Từ nội dung gợi ra qua bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, em thấy mình phải II. VIẾT (4,0 điểm) Câu 1: QUÊ MẸ (Thanh Tịnh) Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều (Ca dao) Cô Thảo ra lấy chồng đã ba năm. Anh Vận chồng cô hiện làm hương thơ ở làng Mỹ Lý. Anh Vận trước kia có theo học chữ Quốc ngữ, nhưng đã hai năm thi yếu lược không đậu nên anh ta lại thôi. Qua năm sau dân trong xóm bầu anh ta lên làm hương thơ trong làng. Ngày nào anh ta cũng đi nhà này qua nhà khác phát thư, rồi chiều đến lại phải ra tận đình để lấy hòm thư đem lên huyện. Công việc của anh tuy vất vả, nhưng lương tháng - hay nói cho đúng, lương năm - của anh trông ít quá. Làng chỉ trích cho anh ta ba mẫu ruộng và năm đồng bạc làm tiền lộ phí. Nhưng năm đồng ấy thì không bao giờ anh nhận được. Vì các viên chức đã khéo léo trừ với món tiền phải đóng sưu này thuế khác gần hết. Nhưng ở vùng quê, được một chức nghiệp như thế, anh Vận cũng cho là danh giá lắm. Và bà Lại, mẹ anh Vận, lúc nói chuyện với những người quen, cũng không quên tự hào được một người con ra đảm đương việc làng việc nước. Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào một mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác. (Gần đến ngày giỗ ông, cô Thảo muốn xin chồng về làng, lại không muốn nói thẳng. Nhưng mãi đến chiều cũng không nghe chồng nói gì, nên cô phải mượn cây thanh trà để nhắc xa xôi cho chồng nhớ. Anh Vận xin mẹ cho vợ về làng ăn giỗ. Mẹ chồng bảo cô mang buồng chuối mật trong vườn về giỗ ông, lại cho cô một hào để đi đò. Anh Vận cũng chạy quanh xóm mượn chỗ này, chỗ khác cho cô Thảo thêm bốn hào nữa) Tối hôm ấy cô Thảo không đi ngủ sớm. Cô đặt con ngủ yên bên chồng xong lại lật đật xách dao ra sau vườn chuối. Loay hoay một lúc lâu cô mới đem được buồng chuối mật vào nhà. Cô đem để vào một góc thật kín vì cô sợ nửa đêm chuột đến khới. Xong rồi cô mới qua bên nhà cô Thị mượn đôi hoa tai vàng và cái nón lá mới. Sắp đặt đâu đó xong xuôi cô mới lên giường nằm ngủ. Trời tờ mờ sáng cô Thảo đã trở dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách xa làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy nên mỗi năm cô chỉ được về làng chừng hai ba lượt là nhiều. Xưa kia cô từng qua lại làng Mỹ Lý ngày một để bán gạo, nhưng sau lúc cô ra lấy chồng thì quê nhà đối với cô đã là nơi xa lạ. Qua những con đường mòn chạy nấp theo bờ ruộng, cô lại nhớ đến quãng đời bán gạo của cô ngày trước. Trong trí cô hiện ra lần lần hình ảnh của cô Thu, cô Nguyệt, cô Hương, những cô bạn mà trước kia cô cho là thân nhất. Nhưng đời các cô ấy cũng như cô, nghĩa là cũng có chồng, có con và quãng đời làm dâu cũng vất vả, cũng phẳng lặng như nhau hết. Đi chưa được bốn cây số cô Thảo đã thấy mỏi. Cô tự nhận thấy sức cô yếu hơn trước nhiều lắm. Cô muốn đi đò cho đỡ chân, nhưng sực nhớ đến những món quà cần phải cho em, cô lại gắng gượng đi nhanh hơn trước. […] Về đến làng cô Thảo gặp ai cũng đón chào niềm nở. Lòng cô lúc ấy nhẹ nhàng và vui sướng lắm. Còn họ gặp cô đi đằng xa đã kêu réo om sòm như gặp được người sống lại. Họ hỏi thăm cô chuyện này chuyện khác, mục đích là để xem cô ăn mặc độ này có khá hơn trước không. Cô Thảo thấy người làng chào hỏi mình vồn vã nên đáp lại rất vui vẻ. Cô ta không quên lấy cái nón xuống, giả vờ quạt vào mình để mấy người đứng chung quanh được thấy đôi hoa tai vàng của cô. Đến trưa hôm ấy thì cô về đến nhà. Mấy cậu em đua nhau ra níu áo chị. Cô Thảo xoa đầu đứa này đỡ cằm đứa khác, nụ cười trên môi cô không khi nào tắt. Trông thấy mẹ trong nhà đi ra cô mừng quá. Cô chạy lại đứng bên mẹ cảm động quá đến rưng rưng nước mắt. Một lúc sau cô đưa thằng Lụn cho mẹ ẵm rồi đi thẳng vào nhà để chào những người quen biết. Bà Vạn cứ quấn quít bên cháu, bên con quên cả ngày giờ. Bà giới thiệu cô Thảo với người này người khác, bà nhắc đến chuyện cô Thảo lúc cô còn năm sáu tuổi. Bà kể đến đoạn nào bà cũng có ý khoe cô Thảo đức hạnh và khôn ngoan đủ thứ. Bà nói mãi mà không biết chung quanh bà không ai nghe bà hết. Sung sướng nhất là cô con gái có chồng về nhà mẹ. Cô Thảo tuy về giỗ ông nhưng không làm gì hết. Cô vào phòng mẹ nằm ngủ cả buổi chiều, mãi đến lúc gần cúng cô mới chịu đi ra ngoài. Lúc cô đứng lễ thì ông Vạn, thân sinh cô, vuốt râu cười nói: - Con phải lễ thế phần chồng con nữa. Nó làm gì bên ấy mà không đến Cô Thảo sau khi thụt lùi ra khỏi chiếu, mới khẽ đáp: - Dạ, nhà con mắc việc quan. Cô Khuê, chị em chú bác với cô Thảo, đứng gần đấy trề môi nói tiếp: - Thứ đồ làm hương thơ mỗi năm ăn ba mẫu ruộng mà cũng gọi là việc quan. - Ai nấy đều nghe thấy nhưng không ai cãi lại. Ông Vạn đứng cúi đầu xuống hơi ngượng. Còn cô Thảo gương mặt đỏ bừng, quay đầu nhìn xuống bếp. Nhưng ngay lúc ấy cô lại gặp cặp mắt của mẹ đang nhìn cô chòng chọc. Cô đau lòng quá đến để hai dòng lệ chảy dài trên má. - Sáng hôm sau, cúng cơm sáng xong xuôi, cô Thảo lại sắm sửa đi qua làng Mỹ Lý. Cô gọi mấy đứa em đến gần rồi cho mỗi đứa năm xu. Trong nhà ai cũng khen cô rộng rãi và biết thương em, nên cô vui sướng lắm. Đang lúc cao hứng cô còn hứa sẽ gửi cho mẹ hai cặp quần áo mới để mặc Tết nữa. Nhưng chính cô cũng không biết sẽ lấy đâu ra hai cặp quần áo ấy. Chỉ trong nháy mắt cô Thảo đã phân phát tất cả số tiền cô đã dành dụm trong một năm. - […] - Về nhà chồng, cô Thảo lại làm việc từ mai đến chiều, tối tăm cả mày mặt. Lúc nào cô cũng nhớ đến mẹ nghèo, đến em thơ, nhưng nhớ thì lòng cô lại bùi ngùi, trí cô lại bận rộn. Rồi chiều chiều gặp những lúc nhàn rỗi, cô lại ra đứng cửa sau vơ vẩn nhìn về làng Quận Lão. Nhưng làng Quận Lão ẩn sau đám tre xanh đã kéo một gạch đen dài trên ven đồi xa thẳm. -(Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 33, NXB Khoa học xã hội, 2000,Tr.819-823) Anh/chị hãy viết bài văn phân tích, đánh giá về đoạn trích trên. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (6đ)
LÁ ĐỎ Gặp em trên cao lộng gió Em đứng bên đường như quê hương Đoàn quân vẫn đi vội vã Chào em, em gái tiền phương Em vẫy cười đôi mắt trong. 1974 (Trích từ Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ cứu nước, Nguyễn Đình Thi, NXB Hội nhà văn, 1999) Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ 5 chữ B. Thể thơ 6 chữ C. Thể thơ 7 chữ D. Thể thơ tự do Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương” A. Nhân hóa B. So sánh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 3. Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh Trường Sơn lộng gió, rừng ào ào lá đỏ khắc họa khung cảnh Trường Sơn như thế nào? A. Khoáng đạt, hùng vĩ B. Thơ mộng, trữ tình C. Khắc nghiệt, dữ dội D. Tráng lệ, kì vĩ Câu 4. Nhân vật trữ tình trong văn bản là ai? A. Người lính Trường Sơn B. Nguyễn Đình Thi C. Em gái tiền phương D. Người lính Trường Sơn và em gái tiền phương Câu 5. Hai câu sau gợi điều gì? Chào em, em gái tiền phương A. Niềm tin và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn B. Lời chào và lời ước hẹn của cô gái tiền phương và người lính Trường Sơn C. Lời chào và lời ước hẹn của người lính Trường Sơn với cô gái tiền phương D. Lời hẹn ước giữa hai nhân vật trữ tình Câu 6. Cảm xúc của tác giả qua văn bản là A. Niềm vui, tự hào và hy vọng vào tương lai của người lính Trường Sơn. B. Niềm vui, lạc quan, tin tưởng, tự hào và hy vọng vào ngày mai chiến thắng. C. Niềm vui sướng, hạnh phúc khi gặp lại người em gái tiền phương. D. Niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến. Câu 7. Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh nào? A. Rừng ào ào lá đỏ, Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa B. Đoàn lính Trường Sơn hành quân vội vã, rừng ào ào lá đỏ. C. Đoàn quân đi vội vã, bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa D. Ào ào lá đỏ, vai áo bạc quàng súng trường Câu 8. Câu thơ “Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gì của người con gái tiền phương? A. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân chất, dịu dàng, kiêu sa. B. Vẻ đẹp kiêu sa, đài các, lộng lẫy, dũng cảm. C. Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, gần gũi, dịu dàng D. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi, kiên cường, mạnh mẽ. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 9. Trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản. Câu 10. Hình ảnh “em gái tiền phương” gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc? II. VIẾT (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ: Nếu là con chim, chiếc lá, (Một khúc ca, Tố Hữu) Thực hiện yêu cầu: Anh/ chị nghĩ gì về quan niệm sống của Tố Hữu trong đoạn thơ trên? Hãy trả lời câu hỏi bằng cách viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ). -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 4 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới (…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…) Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: - Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất. Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu: - Mất bớt đi cho nó đỡ tội! Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm. (Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008) Lựa chọn đáp án đúng : Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? A.Truyện vừa B.Truyện ngắn C.Tiểu thuyết D.Truyện dài Câu 2: Một số phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản là: A.Tự sự, miêu tả B.Tự sự, nghị luận C.Miêu tả, biểu cảm D.Nghị luận, miêu tả Câu 3: Truyện được kể theo ngôi A.Thứ nhất B.Thứ hai C.Thứ ba D.Không có ngôi kể Câu 4: Đề tài của văn bản là gì? A.Số phận người nông dẫn B.Hủ tục xã hội C.Tình yêu thiên nhiên D.Cuộc sống của người trí thức Câu 5: Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ: A.Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi. B.Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách. C.Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh. D.Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ. Câu 6: Từ “gia truyền” được hiểu là A.Truyền nhiều đời trong một nhà/một họ. B.Truyền từ nhà này sang nhà kia. C. Lưu truyền trong một gia đình nhất định. D. Bí quyết được truyền qua nhiều đời. Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên? A. Truyện không có cốt truyện B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ. C. Có những hình ảnh so sánh độc đáo D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu: Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”. Câu 9: Cảm nhận về nhân vật bác Lê trong đoạn văn bản (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu). Câu 10: Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao? II. VIẾT (4 điểm) Viết một bài luận (khoảng 500 chữ) phân tích đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thời gian (Văn Cao) Thời gian qua kẽ tay Kỷ niệm trong tôi Rơi -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 5 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 11; Năm học 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau : (1) Sau Tết Nguyên Đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt vầ ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân (2) Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. (3) Chính dịp đó ông Diểu đi săn. (4) Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu mươi, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống. … (5) Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay sống mũi. Hóa ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. « Thôi tao phóng sainh cho mày ! » - Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt dưới chân mình. Lưỡng lự giây phút rồi ông vội vã bước đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến con khỉ đực nằm. (6) ÔngDiểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyết nhiều không kể xiết. Ông Diểu dừng lại sững sờ. Loài hoa từ huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc. (Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp, Tập truyện Tình yêu, tội ác và trừng phạt, NXB Trẻ, 2012) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả đã sử dụng phép liên kết hình thức nào? A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Phép điệp Câu 3. Ý nghĩ đi săn của ông Diểu nảy sinh khi nào? A. Khi cây cối đều nhú lộc non B. Khoảng thời gian rừng xanh ngắt và ẩm ướt C. Khi ông sáu mươi tuổi D. Khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng Câu 4. Tính từ “tuyệt thú” là sự kết hợp của 2 từ nào? A. Tuyệt vời, thú vị. B. Tuyệt bích, hứng thú. C. Tuyệt vời, thú vui. D. Tuyệt vời, hứng thú Câu 5. Xét theo cấu trúc ngữ pháp, câu văn sau thuộc loại câu gì? Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. A. Câu ghép B. Câu đơn C. Câu miêu tả D. Câu trần thuật Câu 6.Tại sao tác giả lại cho rằng: Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da. ? A. Tác giả muốn nhấn mạnh con sóc có thể xua đi những suy nghĩ xấu xa của con người B. Tác giả muốn khẳng định sự thú vị của việc đi vào rừng ngắm cảnh thiên nhiên C. Tác giả muốn nhấn mạnh việc ngắm nhìn, hòa mình vào thiên nhiên có thể thanh lọc tâm hồn con người D. Cả ba ý trên Câu 7. Xác định các phép liên kết hình thức được sử dụng trong những câu văn sau: Loài hoa từ huyền cứ ba chục năm mởi nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng? A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Cả B và C Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu: Câu 8. Theo anh (chị), tại sao ông Diểu lại phóng sinh cho con khỉ đực? Câu 9. Hình ảnh hoa tử huyền có ý nghĩa biểu tượng gì? Câu 10. Từ văn bản, anh(chị) hãy nêu quan điểm của bản thân về cách con người nên ứng xử với thiên nhiên. II. VIẾT: (4,0 điểm) “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” – Hoài Thanh. Bằng sự hiểu biết của em, hãy phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến trên. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
Quảng cáo
|