Xã hội phong kiến - trung đại

Tóm tắt mục 3. Xã hội phong kiến - trung đại. Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục a

a) Phương Đông:

- Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ khoảng những thế kỉ cuối trước Công nguyên.

Hình thành trong xã hội hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh, phản ánh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.

Trong điều kiện đó, vua chuyên chế không mất đi mà còn tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế hay đại vương. Các vương quốc thống nhất rộng hơn và chặt chẽ hơn. Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVII - XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến.

Mục b

b) Phương Tây:

- Tây Âu bước vào chế độ phong kiến muộn hơn các nước phương Đông chừng 5 thế kỉ. Đế quốc Rô-ma sụp đổ, các vương công địa phương ra sức chia nhau ruộng đất và chiếm ruộng của nông dân làm lãnh địa. Bản thân họ trở thành lãnh chúa.

Sau những cuộc phát kiến địa lí, nền sản xuất ở Tây Âu được đẩy mạnh. Bất đầu quá trình hình thành mầm mống của chủ nghĩa tư bản và của giai cấp tư sản.

Giai cấp tư sản mới ra đời tuy còn non yếu nhưng đã tỏ rõ sức mạnh về kinh tế và tinh thần của nó, trở thành giai cấp giàu có nhất trong xã hội, tích cực đấu tranh chống phong kiến trên các lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật…

Thế kỉ XV - XVI là giai đoạn hậu kì trung đại, giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến và chuẩn bị cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

Lãnh địa phong kiến Tây Âu

ND chính

Tóm tắt những nét chính về xã hội phong kiến - trung đại phương Đông và phương Tây.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy Xã hội phong kiến - trung đại

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close