Trường phái triết học Êlê

Đây là trường phái triết học xuất hiện từ cuối thế kỷ VI và tồn tại đến giữa thế kỷ V tr. CN ở Êlê - một địa danh ở miền Nam La Mã cổ đại. Các nhà triết học trước đây quan tâm nhiều đến những vấn để tự nhiên và triết học tự nhiên, chịu ảnh hưởng, nhiều của các tri thức toán học, thiên văn, vật lý...

Quảng cáo

Đây là trường phái triết học xuất hiện từ cuối thế kỷ VI và tồn tại đến giữa thế kỷ V tr. CN ở Êlê - một địa danh ở miền Nam La Mã cổ đại. Các nhà triết học trước đây quan tâm nhiều đến những vấn để tự nhiên và triết học tự nhiên, chịu ảnh hưởng, nhiều của các tri thức toán học, thiên văn, vật lý... Còn các nhà triết học trường phái Êlê (gồm Kxênôphan, Parmenít, Dênon) lại đặc biệt chú ý đến các vấn đề triệt học theo nghĩa hẹp của của danh từ này. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy - La cổ đại, đánh dấu sự kết thúc quá trình hình thành triết học ở các quốc gia này. Bắt đầu từ đây, triết học như một dạng thế giới quan mới, khác về chất với thần thoại và tôn giáo, về cơ bản đã được hình thành.

Kxênôphan (khoảng 570 - 478 tr CN) sinh ở Iônia, nhưng sau đó đến Êlê, sáng lập ra trường phái triết học Êlê. Theo ông, xưa kia toàn bộ đất đai chúng ta bị chìm ngập dưới biển, sau đó một phần đất nổi lên và trở thành lục địa, chỗ cao trởthành núi non. Vì vậy đất là cở sở của mọi cái trên thế gian. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài sinh vật. Bản thân nước cấu thành những đám mây, các đám mây đó tạo thành các hành tinh, kể cả mặt trăng và mặt trời.

Khẳng định tính nhận thức được của thế giới, Kxênôphan cho rằng chân lý không phải !à kết quà của lòng tin vào Thượnp đế mà là sản phẩm của nhận thức con người. Tuy vậy ông đánh giá thấp các khả năng nhận thức của con người, nhất là nhận thức cảm tính. Lý tính theo ông nhiều khi cũng lừa dối chúng ta nhưng có đỡ hơn. Chân lý mang tính ngẫu nhiên, vì thế nhận thức của con người không thể đi đến một cái gì hoàn toàn chắc chắn và tin cậy cả, mọi hiểu biết của con người chỉ tương đối.

Kxênôphan là một trong những người đầu tiên khẳng định một cách đúng đắn rằng: Không phải tôn giáo sáng Lạo ra con người. Ngược lại, tôn giáo, các vị thần linh chỉ là kết quả sáng tạo của con người. Chính con người nghĩ ra, sáng tạo ra các vị thần theo trí tưởng tượng và khuôn mẫu của mình. Vì thế mỗi dân tộc có những quan niệm riêng về các vị thần linh, về Thượng đế tùy thuộc vào phong tục tập quán, lối sống của mình. Tư tưởng này của Kxênôphan chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý về bản chất của tôn giáo, về ảnh hưởng của các điều kiện xã hội, văn hóa tới tôn giáo.

Tuy coi các tôn giáo là kết quả sáng tạo và tưởng tượng của con người, nhưng mặt khác Kxênôphan lại thần thánh hóa giới tự nhiên cũng chính là Thượng đế có nhũng đặc tính như: bất diệt, có sức mạnh vô biên... Thượng đế đặc trưng cho sự thống nhất tối cao của toàn bộ thế giới, làm cho nó thêm linh thiêng và thần bí.

Parmenit (khoảng cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V tr.CN) là học trò của Kxênôphan, là một trong những nhà triết học nổi tiếng thời cổ đại.

Các quan niệm của ông - theo nhận xét của Hêgnen - là điểm xuất phát thực sự của triết học.

Xuất phát, điểm của triết học Parmenit đó là quan niệm nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa tri thức triết học mang tính lý luận cao - với lối suy nghĩ thông thường chủ yếu dựa trên các quan niệm cảm tính. Có thể nói ông là người đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây phân biệt một cách rõ ràng sự khác nhau cơ bản giữa ý kiến thông thường với tri thức, giữa cảm giác với trí tuệ, lý tính, đồng thời là người đặt nền móng cho sự phát triển tư duy lý luận. Từ quan niệm trên, theo Parmenit có hai cách nhìn thế giới, do đó có hai dạng triết học: triết học phù hợp với ý kiến và triết học phù hợp với trí tuệ, lý tính, tức chân lý. Trí tuệ, lý tính là tiêu chuẩn của chân lý, còn các cảm giác thì không chính xác.

Theo "cách nhìn cảm tính" (hay còn gọi là triết học phủ hợp với ý kiến) thì thế giới chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú. Bằng các giác quan của mình con người nhận thấy rằng mọi sự vật biến đổi khôug ngừng và vô cùng sinh động. Tuy nhiên, mặc dù không phủ nhận sự tồn tại và vai trò nhất định của cách nhìn thế giới dưới góc độ cảm tính, nhưng Parmenit cho rằng, bằng con đường cảm tính đơn thuần thì không thể khám phá ra chân lý và bản chất đích thực của thế giới. Các giác quan tuy là cần thiết để giải thích thế giới, những nhiều khi lừa dối chúng ta, bóp méo các sự vật. Vì thế để nhận thức chân lý, con người cần có trí tuệ.

Dưới góc độ trí tuệ (hay còn gọi là triết học chân lý), Parmenit cho rằng bản chất của mọi sự vật trong thế giới là tồn tại, không thể có cái không - tồn tại bởi chúng ta không thể hình dung được nó là cái gì. "Tồn tại" trở thành phạm trù trung tàm trong thế giới quan của nhà triết học phái Êlê. Nó là bản chất chúng thể hiện tính thống nhất của thế giới bởi vì mọi sự vật dù khác nhau đến thế nào đi nữa thì vẫn có điểm chung là TỒN TẠI, tức là chúng có thực. Không có gì trên thế gian lại sinh ra từ hư vô tức là từ cái không - tồn tại cả. Ngược lại, không có cái gì mất đi mà không để lại dấu vết. Trên thế giới chúng ta chỉ liên tiếp diễu ra sự biến đổi từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác mà thôi.

Từ những lập luận trên, Parmenit đi đến khẳng định rằng bản chất của tồn tại là bất biến, vĩnh viễn và không thế mất đi được. Mặc dù các sự vật không ngừng biến đổi từ sự vật này sang dạng tồn tại khác nhưng bản thân tồn tại nói chung thì đứng im chứ không hề biến đổi. Nó là sự tự đồng nhất với chính bản thân nó. Nếu như Hêraclít coi tồn tại là một dòng chảy liên tục thì Parmenit ngược lại coi tồn tại tựa như băng giá, bởi vì, theo ông, trong thế giới chúng ta từ xưa đến nay và mãi mãi về sau này không thể có cái gì khác ngoài bản thân tồn tại. Tồn tại là cái mà chỉ có thể nhận thức bài lý tính và đây cũng là điểm cơ bản nhất của nó. Mọi tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại. Tư duy và tồn tại đồng nhất với nhau, chúng là một. Như vậy, phạm trù tồn tại của Parmenit không chỉ bao hàm khía cạnh vật chất, mà còn thể hiện cả khía cạnh tinh thần.

Đặc biệt coi trọng vai trò của trí tuệ, lý tính trong nhận thức bản chất tồn tại, cho rằng đó là con đường duy nhất dẫn đến chân lý, Parmenit đi đến kết luận ràng trên thực tế chỉ tồn tại một thế giới duy nhất mà chúng ta không thể nhận thức được đơn thuần bằng các giác quan - đó là "tồn tại". Còn những gì mà hàng ngày chúng ta "tai nghe mắt thấy" về sự vật chỉ là sự lừa dối, còn trên thực tế không có bởi vì nó đầy rẫy những mâu thuẫn, phi lý.

Hạn chế trong quan niệm của Parmenit về tồn tại là ở chỗ chưa hiểu được sự đồng nhất giữa các khía cạnh tinh thần và vật chất là cả một quá trình. Đúng hơn, ông chưa có sự phân biệt giữa tư tưởng về đối tượng với đối tượng của tư tưởng. Ông hoàn toàn đồng nhất một cách tuyệt đối giữa tư duy và tồn tại coi thường khả năng cảm tính trong nhận thức. Tuy nhiên quan niệm này đóng vai trò đặc biệt tiến bộ trong sự phát triển tư tưởng triết học cổ đại. Pavmenit đã hiểu được rằng mọi tư tưởng của con người bao giờ cũng là tư tưởng "về cái gì đó" tức là về tồn tại. Không thể có cái gọi là “tư tưởng thuần túy” phi vặt chất, hoàn toàn trống rỗng cũng như sự vật mà không được trí tuệ con người nhậu thức thì cũng coi như vô nghĩa. Trận thực tế, con người chỉ sử dụng những lực lượng tự nhiên theo hướng có lợi cho mình trên cơ sở đã nhận thức chúng.

Học thuyết của Parmenit về tồn tại gần gũi với chủ nghĩa duy âm vì chưa phân biệt ranh giới tương đối giữa tinh thần và vật chất. Nhưng nó là sự phê phán mạnh mẽ các nhà triết học trước đó trên các điểm: thứ nhất, đã tùy tiện trong việc lựa chọn các nguyên tố được coi là khởi nguyên; thứ hai, thừa nhận có cả tồn tại và không – tồn tại. Các quan niệm của Parmenit đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy - La cổ đại. Ở ông, cái khởi nguyên không còn là một sự cụ thể như các nhà triết học trước đó quan niệm mà là TỒN TẠI, một phạm trù triết học mang tính khái quát cao và đặc biệt quan trọng. Mặc dù không đánh giá đúng mức vai trò nhất định của nhận thức cảm tính, nhưng việc đề cao trí tuệ của ông đã đặt nền móng cho sự phát triển tư duy lý luận thời cổ. Vì vậy một số nhà nghiên cứu gọi ông là cha tổ của chủ nghĩa duy lý trong triết học và khoa học phương Tây.

Học trò của Parmenit là Dênôn (khoảng 490 - 430 tr.CN) mặc dù không xây dựng hệ thống triết học riêng của mình, nhưng đã nhận thấy nhiều vấn đề nghịch lý trong nhận thức hiện thực. Cùng với những apôria nổi tiếng của mình, Dênôn là một trong những nhà biện chứng lỗi lạc nhất thời cổ đại. Hêghen ví ông như Cantơ thời cổ.

Việc Parmenit là người đầu tiên bất chấp những luận điểm của Hêraclít về tính muôn màu muôn vẻ và biến đổi không ngừng của thế giới, coi tồn tại là bất biến, vĩnh viễn, đã làm cho nhiều người cổ đại không tán thành. Có người còn coi ông là điên rồ. Bằng con đường phản chứng, Dênôn tìm mọi cách bảo vệ quan điểm của Parmenit, chỉ ra tính hợp lý của chúng.

Dênôn đưa ra hàng loạt các nghịch lý, có tên gọi là apôria (theo tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là khó lý giải, tình trạng không có lối thoát). Thông qua chúng, ông muốn chứng minh rằng tồn tại là duy nhất và bất biên, còn tính đa dạng và vận động của thế giới là không có thực bâi vì chúng có nhiều mâu thuẫn.

Theo những tư liệu mà chúng ta được biết, Dênôn đưa ra tới hơn bốn chục apôna, nhưng hiện nay chỉ còn lại một số ít. Các apôría của Dênôn chia làm hai nhóm.

Nhóm thứ nhất đề cập đến tính đa dạng và vô cùng tận của thế giới. Chúng cho rằng:

Apôria thứ nhất thuộc nhóm này là apôria "phân đôi". Dênôn lập luận như sau:

Các apôria thuộc nhóm thứ hai để cập đến những vấn đề vận động với mục đích phủ nhận vận động trong thế giới chúng ta.

Nếu như thế giới chúng ta tồn tại vô số các sự vật thì số lượng của chúng vẫn là hạn chế, bởi vì chúng chỉ có bấy nhiên cái chúng có. Đồng thời chúng lại là không hạn chế vì ngoài những sự vật đang tồn tại này còn có "các sự vật khác" nữa và ngoài "những sự vật khác" này lại có các "sự vật khác" nữa,... cứ mãi mãi thế đến vô hạn. Như vậy, theo Dênôn, luận điểm khẳng định tính đa dạng và vô cùng tận của thế giới gặp mâu thuẫn (nó vừa khẳng định tính đa dạng vô cùng tận của thế giới nhưng đồng thời lại phải thừa nhận tính hữu hạn của nó) và như vậy là phi lý, giả dối. Một số các apòria khác thuộc nhóm này hướng tới đã phá các quan niệm của Pitago và phái Pitago cho rằng một đại lượng hữu hạn được cấu từ vô số những cái vô đại lượng. Theo Dênôn không thể có chuyển từ cái vô đại lượng lại có thể cấu thành cái có đại lượng được, hơn nữa mọi tồn tại đều có một đại lượng nhất định. Không có cái gì sinh ra từ hư vô cả.

Loigiaihay.com

 

Đế đi qua một đoạn thẳng nào đó, trước hết chúng ta phải đi qua được một nửa đoạn thẳng đó. Và để đi qua nửa đoạn thẳng này, ta phải đi qua một phần tư của nó..., cứ mãi thế đến vô tận. Rốt cuộc thì chúng ta cũng chỉ đứng nguyên ở vị trí ban đầu. Và như vậy là không có vận động.

Apôria thứ hai "Asin và con rùa" cũng gần tương tự như vậy. Asin mặc dù chạy nhanh nhưng không thể đuổi kịp con rùa, vì khi anh ta vượt qua được khoảng cách giữa anh ta và con rùa lúc ban đầu thì con rùa đã đi được một đoạn đường nữa rồi... và cứ thế đến vô hạn. Cho nên cuối cùng Asin vẫn không đuổi kịp con rùa mặc dù khoảng cách giữa anh ta và con rùa ngày càng ngắn lại. Đó là một điều nữa chứng tỏ không có vận động.

Nhiều nhà tư tưởng sau này trong đó có Arixtốt tìm cách lý giải các apôria trên của Dênôn nhằm chỉ ra sự vô lý về mặt lý luận của chúng. Tuy nhiên các lập luận và cơ sở của họ để chưa thật xác đáng. Hiện nay các nhà toán học đã giải quyết dược các apôria trên của Dênôn bằng lý thuyết giới hạn.

Tiếp đến, apôria "Mũi tên bay" của Dênôn đặc biệt hấp dẫn các nhà khoa học. Apôria này lập luận rằng mặc dù chúng ta quan sát thấy mũi tên đang bay nhưng thực ra là nó không bay, bởi vì trong thời gian bay bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể xác định được tọa độ- tức vị trí cụ thể của mũi tên. Như thế nghĩa là mũi tên đứng im, và như vậy là không có vận động.

Về phương diện triết học biện chứng, Hêghen đã lý giải apôria trên đây như sau: cần phải hiểu vận đóng như một quá trình thống nhất biện chứng giữa vận động và đứng yên. Sau đó Ăngghen cũng nhấn mạnh rằng ngay vận động cơ học cũng là quá trình chứa đựng và giải quyết mâu thuẫn: sự vật trong cùng một thời điểm vừa vận động lại vừa đứng yên, nó vừa ở vị trí này đồng thời lại không nằm ở vị trí đó.

Tuy nhiên, giải quyết nghịch lý trên mà Dênôn đưa ra bằng những cứ liệu khoa học cụ thể là một việc không đơn giản. Cho đến gần đây, nhất là cuối những năm 50 ở thế kỷ này, các nhà triết học và toán học vẫn còn bình luận nhiềểu đến các apôria của Dênôn, nhất là apôria "mũi tên bay”. Hiện nay ở phương Tây chúng vẫn còn là đề tài đầy sức hấp đẫn.

Mặc dù bản thân Dênôn không giải quyết được về lý luận các apôria mà ông đặt ra, nhưng ý nghĩa của chúng không đừng lại ở việc bảo vệ các quan niệm về tồn tại của Parmenit cũng như ở việc phê phán phái Pitago. Xét về phương diện triết học, chúng đặt ra nhiều vấn đề biện chứng sâu sắc về mối liên hệ giữa tính thống nhất và tính nhiều về của thế giớii, giữa vận động và đứng yên, giữa tính gián đoạn và tính liên tục của thời gian và không gian, giữa tính hữu hạn và tính vô hạn... Các apôria của Dênôn không phải là sự tưởng tượng vô cớ của nhà triết học lỗi lạc thời cổ mà xuất phát từ sự phức tạp trong việc thể hiện quá trình vận động biện chứng cúa sự vật vào tư tưởng, vào lôgíc của khái niệm. Vì thế Lênin nói "Vấn đề không phải là sự vận động có tồn tại không, mà là thể hiện nó như thế nào trong lôgíc của khái niệm".

Chỉ có thể giải quyết các vấn để mà các apôria của Dênôn đặt ra khi chúng ta đứng trên lập trường biện chứng trong nhận thức sự vật. Tuy nhiên việc cụ thể hóa điều này trong các khoa học chuyên ngành là một việc cực kỳ phức tạp mà cho đến nay vẫn còn là một đề tài bỏ ngõ đầy cuốn hút.

  • Empeđôc và Anaxago

    Từ quan niệm của các nhà triết học phái Êlê toát lên tư tưởng là một khi khẳng định tính thống nhất của thế giới, coi cơ sở của sự thống nhất đó là tồn tại. thì phải thừa nhận rằng không có vận động và phủ nhận sự đa dạng của thế giới

  • Thế giới quan của Đêmôcrit (khoảng 460 - 370 tr.CN)

    Ở thế kỷ V tr.CN, Hy Lạp cổ đại đã phát triển rực rỡ về kinh tế, chính trị, văn hóa. Tuy vậy trong xã hội vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn không chỉ giữa các giai cấp chủ nô và nô lệ, mà ngay cả giữa các tầng lớp khác nhau của giai cấp chủ nô

  • Triết học phái ngụy biện

    Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội

  • Thế giới quan của Xôcrát

    Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã.

  • Platôn

    Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng

Quảng cáo
close