PlatônPlatôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng Quảng cáo
Platôn (khoảng 427 - 347 tr.CN) là một trong những nhà triết học, nhà tư tưởng kiệt xuất nhất thời cổ đại, người mà theo Hêghen - có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình phát triển tư tưởng, nói chung, tới văn hóa tinh thần của nhân loại. Ông là học trò của Xôcrát. Hiện nay hầu như chúng ta còn giữ lại được phần lớn các tác phẩm của Platôn. Chúng được viết dưới dạng hội thoại như Teitet, Timei, Parmenit... Học thuyết của Pìatôn về thế giớ:i Quan niệm về thế giới của Platôn xuất phát từ những lập luận chính của ông. Thú nhất, xét về khía cạnh nhận thức luận, ông tiếp thu các quan niệm của Xôcrát, đặc biệt đề cao vai trò của tri thức khái niệm trong nhận thức, cho rằng tri thức chân chính không dừng lại ở các tri thức về các sự vật cảm tính đơn lẻ, mà là các tri thức lý tính mang tính chất bao quát. Không dừng lại ở đó, Platôn đẩy quan niệm của Xôcrát đi đến cực đoan, cho rằng mọi sự vật trong thế giới chúng ta đều chỉ tồn tại dưới dạng đơn lẻ, nhất thời, do đó các tri thức mang tính chất chung và bao quát là thuộc về lĩnh vực tinh thần thuần túy, chứ không phải là tri thức thuộc về các sự vật đó. Từ đây, nhà triết học biến các tri thức của con người thành cái không phải là sự phản ánh các sự vật, mà trái lại, là bản chất của chúng. Đối với ông, tri thức, ý niệm về cái bàn, chẳng hạn, được coi là bản chất của những cái bàn cụ thể mà hàng ngày chúng ta nhìn thấy. Do đó, ngoài thế giới các sự vật vật chất chung quanh ta, còn tồn tại một thế giới khác - đó là thế giới của các ý niệm. Thứ hai, xét về phương diện bản thể luận, nếu giả sử trên thế gian chỉ tồn tại duy nhất các sự vật vật chất thôi, thì theo Platôn, như thế thế giới chúng ta là một sự hỗn độn, ô hợp. Điều này là không thể được. Trên thực tế, mọi vật đều phát triển theo những trình tự chung nhất định. Và ông coi các ý niệm là cơ sở quy định những trình tự đó. Sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm. Các ý niệm (idea, hay bản thân eidos) theo cách hiểu của Platôn, đó là các khái niệm, tri thức đã được khách quan hóa. Chúng bị rút ra khỏi ý thức của con người, hòa trộn vào thế giới tư tưởng được coi là tổng thể các ý niệm tương tự. Các ý niệm được coi là tồn tại nói chung, bất biến và vĩnh viễn. Chúng không phải được sinh ra từ cái gì đó hay mất đi, mà tồn tại mãi mãi như thế từ xưa đến nay.Vì vậy những ý niệm chung, những tri thức mang tính khái quát cao đó cần phải tách biệt khỏi thế giới các sự vật cảm tính đang sinh thành và biến đổi không ngừng. Ông nói: "... cần phải ngăn ngừa toàn bộ linh hồn khỏi những cái đang sinh thành. Khi đó khả năng nhận thức của con người sẽ có thể trực giác được tồn tại"'. Như vậy, phát triển quan niệm của Xôcrát theo lập trường duy tâm khách quan, Platôn cho rằng chỉ có các ý niệm là tồn tại thực sự. Cũng như Parmenit, ông coi tồn tại là vĩnh viễn, bất biến, luôn luôn đồng nhất với chính bản thân mình. Nó là cái không phân chia được và chỉ được nhận thức duy nhất bằng lý tính, đồng thời cách biệt khỏi thế giới các sự vật cảm tính. Nhưng khác với Parmenit, Platôn không coi tồn tại là một cái gì đó hoàn toàn thuần nhất, mà là tổng thể của nhiều ý niệm khác nhau như ý niệm đạo đức, thẩm mỹ, khoa học... dù số lượng chúng không phái là vô hạn. Không phải bất kỳ mọi hành động, sự vật nào cũng đểu có ý niệm. Hơn nữa, ở Platôn thế giới ý niệm chủ yếu mang tính đạo đức. Nó đối lập với thế giới hiện thực không chỉ tựa như sự đối lập giữa bản chất với hiện tượng, giữa bản chính với bản sao, mà còn thể hiện như sự đối lập giữa phúc lợi và cái ác. Cho nên trong số tất cả các ý niệm thì ý niệm phúc lợi là tối cao nhất. Nó là ý niệm của các ý niệm, là ngọn nguồn của chân lý, của cái đẹp và sự hài hòa trong vũ trụ. Nó tựa như mệt trời dọi sáng, ban sức sống cho mọi ý niệm khác cũng như cho mọi vật trong thế giới chúng ta. Ý niệm phúc lợi được coi là đấng tối cao của hiện thực. Sau này các học trò của Platôn ví ý niệm phúc lợi của ông như Thượng đế, coi nó là Thượng đế. Coi các ý niệm là tồn tại nói chung, là tồn tại thực sự, Platôn vẫn khẳng định rằng cái không - tồn tại cũng có thực. Cái không - tồn tại chẳng phải là một cái gì đó hoàn toàn đối lập với tồn tại, mà nó cũng là một khía cạnh của tồn tại. Bản thân cái tồn tại cũng bao hàm cả' "cái khác" với nó, tức cái không – tồn tại. Ví dụ, vật chất (theo tiếng cổ Hy Lạp là Hylè) theo Platôn là cái không - tồn tại. bỏi vì trên thực tế không bao giò chúng ta thấy vật chất tổn tại dưới dạng thuần túy cả. Nhưng, thứ nhất, vẫn có khái niệm vật chất nói chung; thứ hai, bản thân sự vật cảm tính vẫn là dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Vì vậy dưới con mắt Platôn, bản thân vật chất nói chung cũng tồn tại vĩnh viễn và không phải do thế giới ý niệm sản sinh ra, mặc dù nó không là cái gì cả, nhưng vẫn cần thiết. Chính các ý niệm và vật chất là hai cơ sở tạo nên mọi sự vật trong thế giới chúng ta. Nếu như các ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật, đem lại sinh khí cho chúng, đồng thời là cơ sỏ thống nhất của toàn vũ trụ, thì vật chất là căn nguyên tạo ra hình thù, chất liệu cụ thể của mỗi sự vật, làm cho chúng đa dạng, cá biệt, nhất thời và biến đổi không ngừng. Vì vậy, các sự vật là một dạng trung gian giữa ý niệm và vật chất. Mối quan hệ cụ thể giữa thế giới ý niệm và thế giới các sự vật không được Platôn nói một cách rõ ràng, ông chỉ thường xuyên nhấn mạnh các ý niệm là những cái có trước và là bản chất của mọi sự vật. Tuy nhiên, trong quan niệm của ông cũng toát lên các khía cạnh sau về mối quan hệ giữa chúng: thứ nhất, mọi sự vật đều là sự mô phỏng các ý niệm, luôn hướng tới các ý niệm như là bản chất chung và nền tảng nội tại của mình, là bản sao của các ý niệm. Thứ hai, mọi sự vật đều liên quan đến các ý niệm, bất kỳ sự vật nào cũng đều xuất hiện trong mối liên hệ với các ý niệm. Để hiểu rõ thêm quan niệm của Platôn về thế giới, chúng ta hãy xem minh họa của ông qua ví dụ "Hang động". Thế giới ý niệm tựa như đoàn người đi qua hang động. Các sự vật cảm tính tựa như những cái bóng của đoàn người đó in trên vách đá. Còn vật chất thì tựa như những "chất liệu" tạo nên những cái bóng đó. Do vậy, chỉ có đoàn người là tồn tại thực sự, còn những cái bóng của họ củng như "chất liệu" thì phải phụ thuộc vào đoàn người đó. Tóm lại, trong quan niệm về thế giới, Platôn theo lập trường duy tâm khách quan, coi mọi sự vật đều chỉ là hiện thân của các ý niệm, hay theo ngôn ngữ của ông, là cái bóng của ý niệm. Bất kỳ sự vật nào cũng chỉ là sự thể hiện đặc thù các ý niệm tương ứng dưới dạng vật chất. Tuy nhiên về cơ bản, Platôn tách rời chúng và không chỗ nào làm rõ mối liên hệ trên. Từ đây, trong vũ trụ học, Platôn thừa nhận linh hồn vũ trụ đem lại sinh khí và vận động cho toàn vũ trụ. Mặc dầu vậy, Platôn đã thực hiện một bước vô cùng quan trọng trong bước chuyển triết học từ tư duy ẩn dụ tới tư duy khái niệm. Để giải thích một hiện tượng nào đó, theo ông, cần phải tìm ý niệm của nó. Nói cách khác, phải hiểu sự vật ở mức độ khái niệm, mức độ tư duy lý luận. Ở đây, ông đóng vai trò to lớn trong việc nghiên cứu bản chất của khái niệm cũng như trong sự phát triển tu duy lý luận của nhân loại nói chung. Nhận thức luận và lôgíc học của Platôn: Nhận thức luận của Platôn được xây dựng dựa trên nền tảng những quan niệm của ông về thế giới mà cốt lõi của chúng là học thuyết về tồn tại. Tương ứng với mỗi dạng hay cấp độ tồn tại đều có một dạng tri thức tương ứng. Dạng tồn tại tối cao là các ý niệm thì được nhận thức bởi trực giác trí tuệ. Dạng tổn tại thứ hai là các đối tượng của tri thức toán học như điểrn, đường thẳng, các hình... được hiểu như một dạng trung gian gắn liền với các ý niệm và các sự vật cảm tính. Những đối tượng này cũng được nhận thức bởi trí tuệ nhưng không phải bằng trực giác mà bằng suy diễn. Dạng tồn tại thứ ba là các sự vật cảm tính được coi là đối tượng nhận thức của các kiến giải. Cũng như những sự vật cảm tính, các kiến giải cũng mang tính cá biệt, thay đổi thường xuyên, do vậy không phải là tri thức thực sự. Dạng tồn tại cuối cùng ở cấp độ thấp nhất là những hình ảnh thể hiện các sự vật cảm tính, tức là những sự vật do con người làm ra từ những vật tự nhiên cũng như những ý tưởng của ta về chúng. Dạng tồn tại này được nhận thức bởi các tưởng tượng không được coi là tri thức. Như vậy, tương ứng với bốn cấp độ của tồn tại thì cũng có bốn cập độ nhận thức phù hợp với chúng. Không đánh giá đúng mức vai trò của các kiến giải, tưởng tượng - tức nhận thức cảm tính, Platôn chỉ thừa nhận những gì mà trực giác, suy diễn trí tuệ đem lại thì mới là tri thức thực sự. Mọi tri thức, theo Platôn, đều phải mang tính khái quát cao. Khoa học là một hệ thống tri thức về các ý niệm, đối tượng toán học, còn sản phẩm của kinh nghiệm, nhận thức cảm tính đều chỉ là những kiến giải tưởng tượng về các sự vật đơn nhất. Các tri thức đem lại cho chúng ta những chân lý tuyệt đối, là cơ sở của khoa học, còn các dạng nhận thức cảm tính thì chỉ thích dụng với ý thức thông thường. Xuất phát từ luận điểm cho rằng trong linh hồn con người đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng mọi tri thức, mọi điều mà con người có thể biết mà nhận thức, Platôn đưa ra luận điểm cơ bản về nhận thức luận của ông: nhận thức là sự hồi tưởng, là sự liên hệ các chân lý được hồi tưởng lại. Ông quy toàn bộ quá trình nhận thức thực sự thành quá trình hồi tưởng lại các tri thức, những điều mà linh hồn đã có được chúng trước đây nhưng rồi lại quên đi. Cái chủ yếu nhất trong phương pháp hồi tưởng lại đó là nghệ thuật suy diễn lôgíc, đàm thoại triết học hay còn gọi là nghệ thuật biện chứng. Thời đó chưa có thuật ngữ lôgíc (mà lần đầu tiên được phái Xtôic sau này sử dụng). Platôn thường sử dụng thuật ngữ "biện chứng" (tiếng Hy Lạp cổ là dialektikè). Đặc biệt coi trọng và phát triển quan niệm của Xôcrát về phép biện chứng như một nghệ thuật tranh luận, Platôn hiểu nó theo hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là kỹ năng đặt câu hỏi và giải đáp, về thực chất, ở đây Platôn sử dụng rộng rãi cách hiểu phép biện chứng của Xôcrát trong các cuộc tranh luận. Thứ hai, đó là khả năng sử dụng và tiếp cận các khái niệm, tổng hợp các quan điểm khác nhau trong tranh luận để đi đến ý tưởng thống nhất. Nếu như theo khía cạnh thứ nhất, biện chứng được coi là kỹ năng phân tích, phân loại các dạng khái niệm mà không được làm tổn hại đến chúng, thì theo khía cạnh thứ hai, nó được coi là sự tổng hợp những quan điểm khác nhau để đi đến ý tưỏng thông nhất. Dặc biệt để cao quan niệm của Xôcrát cho rằng muốn hiểu được bản chất các sự vật, phải định nghĩa được chúng, hiểu được chúng ở mức độ khái niệm, Platôn cho rằng phép biện chứng là sự thống nhất hai khía cạnh trên trong quá trình nhận thức. Cũng như Xôcrát, ông coi biện chứng là tối cao nhất trong mọi khoa học. Nhưng quan niệm này ở Xôcrát, bị Platôn đay đến cực đoan, coi đó là công cụ nhận thức về thế giới ý niệm, tách rời các sự vật cảm tính. Coi phép biện chứng là phương pháp tranh luận, phương pháp nhận thức cơ bản, Platôn đồng thời phê phán các quan niệm sùng bái tranh luận tới mức coi “tranh luận vì tranh luận", mà xem tranh luận là phương tiện đế đi tới chân lý. Phép biện chứng ở Platôn "không phải là thứ biện chứng mà trước đây chúng la tìm thấy ở các nhà ngụy biện, những người nói chung đã làm lẫn các quan niệm... mà là phép biện chứng vận động trong các khái niệm thuần túy, đó là vận động lôgíc tư biện". Nhân bản học và học thuyết chính trị xã hội của Platôn: Vấn đề con người là đề tài cơ bản xuyên suốt toàn bộ thế giới quan của Platôn. Bản thân học thuyết về các ý niệm của ông là sự phát triển theo lập trường duy tâm khách quan ý tưởng của Xôcrát xây dựng nền tảng khách quan trong ý thức con người. Lập trường đó đưa Platôn đến chỗ đối lập giữa linh hồn với thể xác trong con người, coi thể xác chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh hồn. Thể xác con người, theo Platôn, được cấu thành từ lửa, nước, không khí, đất, do vậy, không thể bất diệt. Còn linh hồn là sản phẩm của linh hồn vũ trụ. Nó gồm ba phần, lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Trong đó phần lý tính thì bất diệt, còn hai phần sau thì chết cùng thể xác. Bản thân số lượng linh hồn thì không thay đổi bởi chúng đã được tạo ra bởi Thượng đế, bởi linh hồn vũ trụ cách đây đã lâu. Sau khi được tạo ra, mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, rồi sau đó chúng dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác tạo nên con ngưòi. Khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi quá khứ. Vì thế nhận thức của con người là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã lãng quên. Con người chỉ có thể hoàn thiện nhân cách (với Platôn, đó chủ yếu là nhân cách đạo đức) trong một nhà nước được tổ chức một cách tính chỉnh thể và thống nhất của nhà nước, làm cho mọi người bất hòa với nhau, vì vậy cần phải loại trừ ra khỏi xã hội. Quan điểm này của Platôn cũng có điểm hợp lý, tuy ông chưa phân biệt sự khác nhau giữa sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu. Hơn nữa, trên thực tế, lợi ích cá nhân đóng vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động của con người. Dưới con mắt của Platôn, một nhà nước công lý và hoàn thiện là cái cao quý nhất mà nhân loại có thể làm được trên thế gian này. Vì thế con người phải sống vì nhà nước chứ không phải nhà nước vì con người. Quan niệm quá sùng bái nhà nước tới mức hầu như biến con người trở thành nô lệ của nó ở Platôn về sau bị Arixtốt phê phán. Nhìn chung các quan niệm chính trị xã hội của Platôn có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông đòi hỏi xóa bỏ sở hữu tư nhân, thiết lập sở hữu cộng đồng. Mặt khác, ông thấy cần phải duy tri sự khác nhau giữa các đẳng cấp và bất bình đẳng trong xã hội. Ông vừa đưa ra mô hình nhà nước lý tưởng và công lý, nhưng đồng thời lại bảo vệ lợi ích củatầng lớp quý t ộc chủ nô, chống lại nền dân chủ Aten. Tuy nhiên, ông là một trong số ít người cổ đại có được nhiều quan niệm khá cụ thể và hệ thống về hiện tượng đạo đức, chính trị... và sự phát triển xã hội nói chung. Thẩm mỹ học Platôn: Platôn không chỉ là một nhà triết học mà còn là một nhà nghệ thuật, thơ ca. Phần lớn các hội thoại của ông đều được viết dưới dạng thi ca. Đối tượng của nghệ thuật, theo Plàtôn, đó là cái đẹp. Điôgien Laécxơ nhận xét, ông "là người đầu tiên xây dựng phạm trù cái đẹp. Nó bao hàm cả cái đáng khen lẫn cái hợp lý, cả cái có lợi lẫn kỹ năng, và làm chúng hài hòa với giới tự nhiên, tuân theo giới tự nhiên". Tuy vậy, ông tìm kiếm cái đẹp vĩnh hằng chứ không phải là cái thường xuyên biến đổi. Từ lập trường duy tâm khách quan, Platôn thừa nhận duy nhất cái đẹp về tinh thần là cái đẹp vĩnh hằng và tuyệt đối, cái đẹp về bản chất, mang tính chung và bao quát chứ không phải là cái đẹp bề ngoài, cảm tính. Thấm mỹ học của Platôn mang tính duy lý. Mặc dù có hạn chế nhất định nhưng Platôn có vai trò to lớn trong sự phát triển lý luận nghệ thuật, đặc biệt trong việc xây dựng phạm trù cái đẹp và khám phá những yếu tố chung mang tính nhân loại của cái đẹp xuyên suốt các thời kỳ lịch sử. * * * Platôn là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ. Dưới hình thức duy tâm, ông phát triển các tư tưởng của Xôcrát, xây dựng những nển tảng khách quan của ý thức con người. Ông có công lớn trong việc nghiên cứu các vấn đề ý thức xã hội, khẳng định vai trò to lớn của nó trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá nhân con người. Đồng thời bước đầu ông đã xây dựng những nền tảng của các khái niệm, phạm trù và tư duy lý luận nói chung. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|