Thế giới quan của XôcrátXôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã. Quảng cáo
Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platôn, Xôcrát - theo nhận xét của Hêghen - "là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại" trong triết học cô Hy Lạp và La Mã. Rất tiếc là ông không để lại cho chứng ta một tác phẩm nào, vì ông chỉ thương xuyên đàm thoại chứ hoàn toàn không viết. Ông cho rằng chỉ có văn nói mới sống động còn những gì người ta viết ra thì đã bị khô cứng, mất hết tính sinh động rồi. Cho nên,” chúng ta biêt về Xôcrát chủ yếu qua các học trò của ông như Platón và một số nhà tư tưởng cổ đại khác. Ban đầu ông là học trò của các nhà ngụy biện, về sau lại trở thành ngưòi phê phán họ. Theo Platôn và nhà tư tưởng cổ Hy Lạp Điôgien Laécxơ kể lại, Xôcrát là một người trầm tư sâu sắc, nhưng rất hóm hỉnh và châm biếm. Mỉa mai, châm biếm đó là một trong những phương pháp đàm thoại chủ yếu của ông. Nhưng khác với các nhà ngụy biện, ông không dạy nghệ thuật hùng biện, diễn thuyết để kiếm tiền. Coi triết lý là sự dần dần từ biệt cuộc sống trần gian và giái thoát linh hồn bất diệt khỏi thể xác. Xôcrát rất thản nhiên khi bị tòa án Aten kết tội tử hình vì ông không tôn trọng các vị thần linh mà dân Aten hồi đó vất ngưỡng mộ. Cũng như một số nhà ngụy biện, Xôcrát đặc biệt quan tâm đến vấn để con người, coi đó là chủ đề chính trong các cuộc đàm thoại triết học của mình. Theo nhận xét của Điôgien Laécxơ, Xôcrát khác với các nhà triết học trước đây, thờ ơ với những vấn đề về thế giới tự nhiên, vế khởi nguyên của vũ trụ... mà chỉ lưu tâm đến để tài con người. "Hình học - theo lời của ông – chỉ cần thiết đối vởi con người trong chừng mực lảm cho con người biết đo đạc ruộng đất mà họ đang sừ dụng, hay đem bán". Nhưng quan niệm về con người của Xôerát không dừng lại ở những gì mà các nhà ngụy biện bàn đến. Ông là người đầu tiên hiểu rằng triết học không phài là gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Luận điểm nổi tiếng "Con người, hãy nhận thức chính mình" trở thành câu cửa miệng trong các buổi đàm thoại triết học của ông. Tư tưởng của Xôcrát thực sự là một bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trước ông, các nhà triết học chủ yếu bàn đến những vấn đề về khởi nguyên thế giới, về nhận thức luận. Bắt đầu từ xôcrát, đề tài con người trở thành một trong những chủ đề trọng tâm nghiên cứu của triết học. Đối với Xôcrát, nhận thức chính mình - tức là nhận thức bản thân mình - không chỉ như một nhâu cách mà còn như một con ngưòi nói chung. Là học trò của các nhà ngụy biện nhưntg Xôcrát không nhất trí với họ coi ý kiến chủ quan của mỗi người là tiên chuẩn của chân lý. Để có thể đàm thoại được thì giữa những người tham gia đàm thoại phái có một "tiếng nói chung", một "ngôn ngữ chung" nhất định. "Ngôn ngữ chung" đó mang tính khách quan, là nển tảng khách quan, nhờ đó con người khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Xôcrát dường như tìm thấy các tầng khác nhau trong ý thức con người. Ngoài những yếu tố chủ quan, thì trong ý thức con người còn có một nội dung khách quan, ông tìm cách chứng minh rằng chính nội dung khách quan đó là cái cơ bản trong ý thức. Phần này của ý thức được coi là lý tính. Nó không chỉ có khả năng chia lại ý kiến cá nhân mà cả những tri thức phố biến mang tính tổng quát. Nhưng mỗi người chỉ có được những trí thức chung đó bằng nỗ lực của mình. Và Xôcrát khẳng định đó là cơ sở chung, là chân lý khách quan trong rác cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Do vậy, mối người không phải được hoàn toàn tự do và tùy tiện trong việc lựa chọn các ý kiến trái ngược nhau vể sự vật, mà phải dựa vào nền tảng chung, khách quan đó. Xuất phát từ quan niệm trên, Xôcrát tìm cách khám phá những chân lý chung trong các cuộc đàm thoại phê phán cả những ý kiến dù được nhiều người chấp nhận nhưng theo ông vẫn chưa được khách quan, và như vậy chưa được coi là tri thửc đúng đắn. Ông là người khởi xướng ra phép biện chứng theo cách hiểu của thời cổ đại, nghĩa là nghệ thuật tranh luận (mặc dầu về nghệ thuật tranh luận thì đã được một số nhà triết học trước đây bàn đến), ở Xôcrát nó thể hiện dưới dạng mỉa mai. Tài hùng biện kết hợp với sự mỉa mai sâu cay - đó là công cụ chính của ông trong các cuộc diễn thuyết, tranh luận dùng để chỉ ra mâu thuẫn của đối phương theo quan niệm của mình. Xôcrát là người sử dạng ngôn từ một cách nghệ thuật, uyên bác. Theo lời cùa Platôn, ông có tài thuyết phục và gây hào hứng cho những người cùng đàm thoại một cách phi thừong. Platôn coi Xôcrát vượt trên mọi người bằng sự thông thái của mình. Khác với nhà hoài nghi luận, xôcrát khẳng định tồn tại chân lý. Đối ỉập vớ các nhà ngụy biện, ông cho rằng mỗi người đều có thể có ý kiến, lập trường riêng của mình, nhưng chân lý thì chỉ có một - đó là cơ sở khách quan chung của tri thức mà ai cũng phải thừa nhận. Khám phá chân lý - theo Xôcrát - nghĩa là định nghĩa sự vật một cách chặt chẽ, xây dựng khái niệm về nó. Nếu như các nhà triết học trước kia về cơ bản sử dụng các khái niệm một cách tự phát thì Xôcrát là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của tri thức khái niệm trong nhận thức. Theo ông, nhận thức sự vật nghĩa là phải biết nó là cái gì. Chẳng hạn, người nào dù có nói về cái thiện hay đến đâu chăng nữa, nhung không định nghĩa được cái thiện là gì thì tức là anh ta chẳng biết cái gi về thiện cả. Do đó, nếu không có khái niệm thì cũng coi như không có tri thức. Khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó ở mửc độ khái niệm. Tuy vậy ông cũng nhận thấy đây là một việc không đơn giản vá bản thân ông vẫn thưòng khiêm tốn nói "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả". Luận điểm nổi tiếng "Hãy nhận thức chính mình" còn có nghĩa là xây dựng những khái niệm về chuẩn mực đạo đức chung của mọi người. Triết học là sự nhận thức thế nào là cái thiện, thế nào là cái ác... Đặc biệt đề cập vai trò của tri thức khái niệm trong hoạt động của con người, Xôcrát coi tri thức là nền tảng của đức hạnh. Theo lời Điôgien Laécxơ, "Xôcrát nói rằng, chỉ mỗi điều thiện đó là tri thức, và mỗi điều ác đó là sự dốt nát của cải và danh tiếng chẳng mang lại phẩm giá gì, ngược lại, chỉ đem đến những điều ngu xuẩn". Mọi hành vi vô đạo đức đều là kết quà của sự dốt nát, kém hiểu biết, bởi lẽ nếu người nào biết thế nào là tốt thì anh ta không bao giờ làm điều xấu. Vì vậy, con đường đi đến tri thức cũng chính là con đường hoàn thiện nhân cách đạo đức của con ngưòi, con đường, hướng con người tối cái thiện và hạnh phúc. Xuất phát từ việc thừa nhận tri thức khách quan, Xôcrát đi đến khẳng định tính khách quan của các chuẩn mực đạo đức. Khác với các nhà ngụy biện, ông coi cái thiện và cái ác là hoàn toàn khác biệt nhau, cũng như không đồng nhất hạnh phúc vối cái lợi, mà coi hạnh phúc là đức hạnh. Chỉ có người nào biết đức hạnh là gì mới thực sự được hạnh phúc. Cái ác và bất hạnh là kết quà của sự không hiểu biết cái thiện. Như vậy, triết học của Xôcrát chủ yếu bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Nhận thức chân lý, tri thức là nền tảng đạo đức học của ông. Công lao của xôcrát lã đã bước đầu nhận thấy mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động đạo đức của con người. Nhưng ngoài khía cạnh nhận thức luận, vấn đề còn liên quan đến các hoàn cảnh xã hội nữa. Đạo đức học duy lý của Xôcrát, sau này bị Arixtốt phản đối, cho rằng việc hiểu biết về cái thiện và cái ác cũng như việc vận dụng chúng trong từng tình huống cụ thể là hai việc khác nhau. Mặc dầu vậy, triết học Xôcrát vần là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học phương Tây cổ đại với việc coi con người là trung tâm của các vấn đề thế giới quan. Đánh giá cao điều đó, C. Mác đã gọi các quan niệm của Xôcrát là "biểu tượng của triết học". Loigiaihay.com
Quảng cáo
|