Trắc nghiệm Bài 24: Nguồn điện - Vật lí 11 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

. Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

  • A
    18.10–3 C
  • B
    2.10–3 C
  • C
    0,5.10–3 C
  • D
    1,8.10–3 C.
Câu 2 :

. Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

  • A
    I = 1,2 A
  • B
    I = 2 A
  • C
    I = 0,2 A
  • D
    I = 12 A.
Câu 3 :

. Hai điện cực trong pin điện hóa gồm

  • A
    hai vật dẫn điện khác bản chất
  • B
    hai vật dẫn điện cùng bản chất
  • C
    hai vật cách điện cùng bản chất
  • D
    một vật dẫn điện, một vật cách điện.
Câu 4 :

. Công của nguồn điện là

  • A
    lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s.
  • B
    công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
  • C
    công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s.
  • D
    công của dòng điện khi dịch chuyển một điện tích dương trong mạch kín.
Câu 5 :

. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 6 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là

  • A
    1,5 mJ
  • B
    6 mJ
  • C
    24 J
  • D
    4 J.
Câu 6 :

Cho mạch điện như hình vẽ.

Suất điện động E = 28V, điện trở trong r = 2Ω, R = 5Ω. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là

  • A
    2 A
  • B
    3 A
  • C
    4 A
  • D
    5 A.
Câu 7 :

Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch

  • A
    tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
  • B
    tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
  • C
    tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
  • D
    tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
Câu 8 :

Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A
    0,3 A.                     
  • B
    0,25 A.                   
  • C
    0,5 A.                     
  • D
    3 A.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

. Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

  • A
    18.10–3 C
  • B
    2.10–3 C
  • C
    0,5.10–3 C
  • D
    1,8.10–3 C.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức 

\(E = \frac{A}{q} \Rightarrow q = \frac{A}{E} = \frac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{3} = {2.10^{ - 3}}C\)

Đáp án B.

Câu 2 :

. Một acquy có suất điện động là 12V, sinh ra công là 720 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong. Biết thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là

  • A
    I = 1,2 A
  • B
    I = 2 A
  • C
    I = 0,2 A
  • D
    I = 12 A.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có

A = E.q = E.I.∆t ⇒ \(I = \frac{A}{{E.\Delta t}} = \frac{{720}}{{12.5.60}} = 0,2A\)

Đáp án C.

Câu 3 :

. Hai điện cực trong pin điện hóa gồm

  • A
    hai vật dẫn điện khác bản chất
  • B
    hai vật dẫn điện cùng bản chất
  • C
    hai vật cách điện cùng bản chất
  • D
    một vật dẫn điện, một vật cách điện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hai điện cực trong pin điện hóa là hai vật dẫn điện có bản chất hóa học khác nhau.

Ví dụ như pin Volta có một cực bằng kẽm, một cực bằng đồng.

Đáp án A.

Câu 4 :

. Công của nguồn điện là

  • A
    lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s.
  • B
    công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
  • C
    công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s.
  • D
    công của dòng điện khi dịch chuyển một điện tích dương trong mạch kín.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công của nguồn điện là công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.

Đáp án B.

Câu 5 :

. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 6 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là

  • A
    1,5 mJ
  • B
    6 mJ
  • C
    24 J
  • D
    4 J.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức xác định suất điện động của nguồn

\(E = \frac{A}{q} \Rightarrow A = E.q = {4.6.10^{ - 3}} = {24.10^{ - 3}}J\)

Đáp án C

Câu 6 :

Cho mạch điện như hình vẽ.

Suất điện động E = 28V, điện trở trong r = 2Ω, R = 5Ω. Độ lớn của cường độ dòng điện trong mạch chính là

  • A
    2 A
  • B
    3 A
  • C
    4 A
  • D
    5 A.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: 

\(I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{{28}}{{2 + 5}} = 4A\)

Đáp án C.

Câu 7 :

Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch

  • A
    tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
  • B
    tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
  • C
    tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
  • D
    tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch là \(I = \frac{E}{{r + R}}\), vậy cường độ dòng điện trong toàn mạch tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.

Đáp án D

Câu 8 :

Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là

  • A
    0,3 A.                     
  • B
    0,25 A.                   
  • C
    0,5 A.                     
  • D
    3 A.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch \(I = \frac{E}{{r + R}} = \frac{{1,5}}{{0,5 + 4,5}} = 0,3A\)

Đáp án A

close