Trắc nghiệm Bài 11. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật - Sinh 11 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là?

  • A
    Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy
  • B
    Xảy ra chậm, khó nhận thấy
  • C
    Xảy ra nhanh, khó nhận thấy
  • D
    Xảy ra chậm, dễ nhận thấy
Câu 2 :

Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

  • A
    Cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
  • B
    cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
  • C
    Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
  • D
    Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 3 :

Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A
    Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B
    Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C
    Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D
    Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
Câu 4 :

Cảm ứng ở sinh vật là

  • A
    khả năng cơ thể sinh vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • B
    khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • C
    khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • D
    khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Câu 5 :

Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là?

  • A
    Giá thể
  • B
    Nhiệt độ
  • C
    Ánh sáng
  • D
    Nước
Câu 6 :

Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

  • A
    Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  • B
    Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  • C
    Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
  • D
    Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Câu 7 :

Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  • A
    (1), (2), (3), (4)
  • B
    (1), (2), (3), (5)
  • C
    (1), (2), (4), (5)
  • D
    (2), (3), (4), (5)
Câu 8 :

Cơ chế của cảm ứng có các giai đoạn nào?

  • A
    Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → lưu trữ thông tin → trả lời kích thích
  • B
    Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → nhân đôi thông tin → trả lời kích thích
  • C
    Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích
  • D
    Thu nhận kích thích → bảo quản kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích
Câu 9 :

Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A
    sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B
    sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C
    sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D
    sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Câu 10 :

Cảm ứng ở động vật...?

  • A
    Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
  • B
    Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  • C
    Diễn ra chậm, khó nhận ra
  • D
    Diễn ra chậm, dễ nhận ra
Câu 11 :

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A
    Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  • B
    Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  • C
    Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  • D
    Cây nắp ấm bắt mồi.
Câu 12 :

Cây nắp ấm bắt mồi giống với hiện tượng nào sau đây?

  • A
    Cây trinh nữ cụp lá
  • B
    Con mèo chơi với một con mèo khác
  • C
    Con hổ nhìn thấy con mồi và đuổi theo
  • D
    Cây đào bị gió thổi bay hết hoa
Câu 13 :

Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  • A
    Cây ngô.
  • B
    Cây lúa.
  • C
    Cây mướp.
  • D
    Cây lạc.
Câu 14 :

Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A
    tính hướng tiếp xúc.
  • B
    tính hướng sáng.
  • C
    tính hướng hóa.
  • D
    tính hướng nước.
Câu 15 :

Hình thức cảm ứng ở thực vật là?

  • A
    Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
  • B
    Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao
  • C
    Khi con kiến chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại
  • D
    Cả ba đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là?

  • A
    Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy
  • B
    Xảy ra chậm, khó nhận thấy
  • C
    Xảy ra nhanh, khó nhận thấy
  • D
    Xảy ra chậm, dễ nhận thấy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra chậm, khó nhận thấy

Câu 2 :

Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là?

  • A
    Cảm ứng giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.
  • B
    cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
  • C
    Giúp động vật có tư duy và nhận thức học tập.
  • D
    Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vai trò của cảm ứng ở sinh vật

Lời giải chi tiết :

Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: đảm bảo cho sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.

Câu 3 :

Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ môi trường trong ví dụ trên là gì và phản ứng của cơ là gì để trả lời kích thích?

  • A
    Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • B
    Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
  • C
    Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
  • D
    Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng này giúp bảo vệ cơ thể trước tác nhân nhiệt độ cực đoan

Lời giải chi tiết :

Trong ví dụ khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại thì kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là rụt tay lại.

Câu 4 :

Cảm ứng ở sinh vật là

  • A
    khả năng cơ thể sinh vật phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • B
    khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • C
    khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và biến đổi thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • D
    khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Câu 5 :

Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là?

  • A
    Giá thể
  • B
    Nhiệt độ
  • C
    Ánh sáng
  • D
    Nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính hướng sáng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng "Ngọn cây hướng về phía ánh sáng" là phản ứng của thực vật với nguồn gốc kích thích là ánh sáng

Câu 6 :

Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

  • A
    Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
  • B
    Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
  • C
    Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
  • D
    Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bờ ao là nguồn nước của cây.

Lời giải chi tiết :

Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao

Câu 7 :

Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  • A
    (1), (2), (3), (4)
  • B
    (1), (2), (3), (5)
  • C
    (1), (2), (4), (5)
  • D
    (2), (3), (4), (5)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Lời giải chi tiết :

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

Câu 8 :

Cơ chế của cảm ứng có các giai đoạn nào?

  • A
    Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → lưu trữ thông tin → trả lời kích thích
  • B
    Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → nhân đôi thông tin → trả lời kích thích
  • C
    Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích
  • D
    Thu nhận kích thích → bảo quản kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Cơ chế của cảm ứng có các giai đoạn: thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích

Câu 9 :

Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A
    sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B
    sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C
    sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D
    sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyét cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc

Lời giải chi tiết :

Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 10 :

Cảm ứng ở động vật...?

  • A
    Diễn ra nhanh, dễ nhận ra
  • B
    Diễn ra nhanh, khó nhận ra
  • C
    Diễn ra chậm, khó nhận ra
  • D
    Diễn ra chậm, dễ nhận ra

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính chất của cảm ứng ở động vật.

Lời giải chi tiết :

Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận ra

Câu 11 :

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A
    Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  • B
    Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  • C
    Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  • D
    Cây nắp ấm bắt mồi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cảm ứng của thực vật là khả năng phản ứng của thực vật đối với kích thích của môi trường

Lời giải chi tiết :

Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh không phải là cảm ứng ở thực vật

Câu 12 :

Cây nắp ấm bắt mồi giống với hiện tượng nào sau đây?

  • A
    Cây trinh nữ cụp lá
  • B
    Con mèo chơi với một con mèo khác
  • C
    Con hổ nhìn thấy con mồi và đuổi theo
  • D
    Cây đào bị gió thổi bay hết hoa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là hiện tượng ứng động không sinh trưởng.

Lời giải chi tiết :

Cây nắp ấm bắt mồi giống với hiện tượng cây trinh nữ cụp lá

Câu 13 :

Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  • A
    Cây ngô.
  • B
    Cây lúa.
  • C
    Cây mướp.
  • D
    Cây lạc.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là các loại cây thân leo như mướp, bí, bầu,…

- Cây ngô, cây lúa, cây lạc không có tính hướng tiếp xúc nên không được sử dụng làm mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật.

Lời giải chi tiết :

Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây mướp

Câu 14 :

Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A
    tính hướng tiếp xúc.
  • B
    tính hướng sáng.
  • C
    tính hướng hóa.
  • D
    tính hướng nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa.

Câu 15 :

Hình thức cảm ứng ở thực vật là?

  • A
    Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
  • B
    Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao
  • C
    Khi con kiến chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại
  • D
    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cảm ứng ở thực vật là phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích.

Lời giải chi tiết :

Cả ba đáp án trên

close