BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LÍ - Lớp 12
A.1 Bài tập lí thuyết về dao động điều hòa
A.2 Bài tập dao động điều hòa - Các đại lượng đặc trưng
A.3 Bài tập dao động điều hòa - Viết phương trình dao động điều hòa
A.5 Ứng dụng vòng tròn lượng giác - Bài tập quãng đường, tốc độ trung bình
A.6 Con lắc lò xo - Bài tập chu kì, tần số, tần số góc của con lắc lò xo
A.7 Bài tập năng lượng của con lắc lò xo
A.8 Bài tập chiều dài CLLX - Lực đàn hồi, lực hồi phục của CLLX
A.9 Bài tập thời gian nén - giãn của con lắc lò xo
A.10 Bài tập va chạm con lắc lò xo
A.11 Con lắc đơn - Các đại lượng đặc trưng - Viết phương trình dao động của con lắc đơn
A.12 Bài tập năng lượng, vận tốc - lực của con lắc đơn
A.13 Bài tập sự thay đổi chu kì con lắc đơn khi chịu thêm tác dụng của lực lạ
A.14 Bài tập Sự nhanh chậm của đồng hồ quả lắc
A.15 Con lắc vướng đinh - sự trùng phùng của hai con lắc
A.16 Các loại dao động - Bài tập các loại dao động
A.17 Tổng hợp dao động - Bài tập tổng hợp dao động điều hòa
A.18 Bài tập dao động cơ hay và khó (phần 1)
A.19 Bài tập dao động cơ hay và khó (phần 2)
B.1 Bài tập lí thuyết về sóng cơ và sự truyền sóng cơ
B.2 Bài tập sóng cơ - Các đại lượng đặc trưng cơ bản của sóng cơ học
B.3 Bài tập sóng cơ - Phương trình sóng cơ học
B.4 Bài tập sóng cơ - đồ thị sóng cơ học
B.5 Bài tập giao thoa sóng (lí thuyết chung)
B.6 Bài tập xác định cực đại - cực tiểu giao thoa sóng
B.7 Bài tập về phương trình sóng cơ tại một điểm trong trường giao thoa
B.8 Bài tập về pha dao động tại một điểm trong trường giao thoa
B.9 Sóng dừng
B.10 Sóng âm - Các đặc trưng vật lí và sinh lí của âm
B.11 Hiệu ứng đopple (Đọc thêm)
B.12 Bài tập sóng cơ - sóng âm hay và khó (phần 1)
C.1 Đại cương về dòng điện xoay chiều
C.2 Bài tập đại cương dòng điện xoay chiều
C.5 Bài tập mạch xoay chiều RLC - pha u, i - viết u, i
C.6 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều - Hệ số công suất
C.7 Bài tập mạch xoay chiều RLC - có R thay đổi
C.8 Bài tập mạch xoay chiều RLC - có C thay đổi
C.9 Bài tập mạch xoay chiều RLC - có L thay đổi
C.10 Bài tập mạch xoay chiều RLC - có ω (hay f, T) thay đổi
C.11 Bài tập mạch xoay chiều RLC - Phương pháp giản đồ
C.12 Bài tập phương pháp Casio (số phức giải điện xoay chiều)
C.13 Bài tập mạch xoay chiều RLC - Bài toán hộp đen
C.14 Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha
C.15 Truyền tải điện năng - Máy biến áp
C.16 Bài tập điện xoay chiều hay và khó (phần 1)
C.17 Bài tập điện xoay chiều hay và khó (phần 2)
D.1 Bài tập mạch dao động LC - Các đại lượng đặc trưng
D.2 Bài tập năng lượng của mạch dao dộng LC
D.4 Bài tập phương trình dao động mạch LC (q - u - i)
D.5 Điện từ trường - Sóng điện từ
D.7 Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
D.8 Bài tập dao động và sóng điện từ hay và khó
E.1 Tán sắc ánh sáng
E.2 Sự nhiễu xạ - Giao thoa ánh sáng - Khoảng vân và vị trí vân sáng, vân tối trên màn
E.3 Bài tập giao thoa ánh sáng đơn sắc - Tính chất vân tại điểm M, số vân trên màn
E.4 Bài tập dịch nguồn - Đặt bản mỏng
E.5 Bài tập giao thoa 2 ánh sáng - 3 ánh sáng
E.6 Bài tập tập giao thoa ánh sáng trắng
E.8 Các loại tia : Tia hồng ngoại - Tia tử ngoại - Tia X
E.9 Bài tập sóng ánh sáng hay và khó (phần 1)
F.1 Hiện tượng quang điện - Thuyết lượng tử ánh sáng
F.2 Bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử
F.3 Hiện tượng quang điện trong - Quang điện trở - Pin quang điện
F.4 Hiện tượng quang - phát quang
F.5 Bài tập chuyển động của electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
F.6 Mẫu nguyên tử Bo - Quang phổ của nguyên tử Hidro
F.7 Sơ lược về laze
G.1 Tính chất và cấu tạo hạt nhân - Bài tập cấu tạo hạt nhân nguyên tử
G.2 Bài tập năng lượng liên kết - năng lượng liên kết riêng
G.4 Phản ứng hạt nhân - Bài tập xác định động năng, vận tốc, góc của các hạt
G.5 Phóng xạ - Lí thuyết chung
G.6 Các dạng bài tập về phóng xạ
G.7 Phản ứng phân hạch - nhiệt hạch
Chương 1: Dao động cơ
Đây là nội dung rất quan trọng trong chương trình Vật lí 12, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, chương này sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến các đại lượng đặc trưng trong dao động điều hòa, viết phương trình dao động, tính các đại lượng cơ bản từ công thức độc lập với thời gian, con lắc lò xo, con lắc đơn, tổng hợp dao động điều hòa cùng phương cùng tần số, đồ thị trong dao động điều hòa, lực đàn hồi cực đại, cực tiểu.
Những sai lầm học sinh hay mắc phải là chưa biết cách viết phương trình dao động điều hòa từ đường tròn, nhầm lẫn dấu của vận tốc trên đường tròn, không biết vị trí của lực đàn hồi cực đại, cực tiểu của con lắc lò xo nằm ngang, thẳng đứng, không biết cách tính cực trị từ tổng hợp dao động điều hòa, đặc biệt là không biết cách nhìn đồ thị dao động điều hòa để tính các đại lượng đề bài yêu cầu.
Chương 2: Sóng cơ và sóng âm
Đây là nội dung rất quan trọng trong chương trình Vật Lí 12, thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học, chương này sẽ giải quyết các vấn đề về tìm các đại lượng đặc trưng trong sóng cơ học như chu kì, tần số, bước sóng; viết phương trình sóng cơ học; cách xác định độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng; tìm số điểm giao động cực đại và cực tiểu giữa hai nguồn, giữa hai điểm bất kì, hay trên một hình cho trước (hình chữ nhật, tam giác, đường tròn), xác định khoảng cách ngắn nhất hoặc lớn nhất từ một điểm cho trước đến hai nguồn; các bài tập về điều kiện cho trước của sóng dừng, sóng âm.
Những sai lầm học sinh hay mắc phải trong chương này là không biết áp dụng các công thức để tìm số điểm cực đại, cực tiểu trên đường thẳng nối hai nguồn, trên hình chữ nhật, trên đường tròn; nhầm lẫn giữa các công thức tính số điểm cực đại và cực tiểu trong phần hai nguồn cùng pha, ngược pha.
Chương 3: Dòng điện xoay chiều
Đây là chương quan trọng nhất trong chương trình Vật Lí 12, xuất hiện trong đề thi đại học nhiều nhất, chương này có rất nhiều công thức mà học sinh cần phải nhớ, để làm được bài tập trong chương này thì chúng ta cần phải hiểu bản chất của từng vấn đề, từ đó có thể lập được công thức và áp dụng nó vào bài tập. Phần khó làm nhất là cực trị trong dòng điện xoay chiều và sử dụng đồ thị. Về cực trị cần sử dụng linh hoạt về công thức và vẽ giản đồ vectơ kết hợp cách sử dụng máy tính.
Những sai lầm học sinh hay mắc phải là luôn áp dụng các công thức tính công suất khi cuộn dây thuần cảm, hầu như đều áp dụng công thức của mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng vì có quá nhiều lí thuyết dẫn đến hiện tượng cộng hưởng.
Chương 4: Dao động điện từ
Để học tốt chương này, chúng ta cần nhớ cách đổi đơn vị, lí thuyết về điện từ trường, phân biệt được các loại sóng trong sóng vô tuyến, phân biệt được các loại sóng với sóng cơ học. Điểm khó trong chương này là mạch xuất hiện điện trở. Đây cũng là dạng những năm gần đây thường hay xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia.
Sai lầm của học sinh trong chương này là đổi đơn vị sai dẫn đến đáp án sai mặc dù công thức áp dụng rất dễ. Học sinh cần chú ý đổi đơn vị
Chương 5: Sóng ánh sáng
Chương này thường xuất hiện trong đề thi đại học, các câu từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao đều có. Chương này giúp học sinh xử lí được những dạng bài tập liên quan đến lăng kính (kết hợp với vật lí 11 phần quang hình học), tính khoảng vân, bước sóng từ các công thức cơ bản, xác định vân sáng, vân tối trên trường giao thoa, trên một đoạn cho trước; bài toán về giao thoa hai ánh sáng đơn sắc, ba ánh sáng đơn sắc; xác định quang phổ của ánh sáng trắng, lí thuyết về các loại quang phổ, các tia
Sai lầm của học sinh thường mắc phải khi học chương này là áp dụng sai công thức để tính số vân sáng và vân tối của các nguồn
Chương 6: Lượng tử ánh sáng
Khi đến với chương này, học sinh sẽ học được 3 định luật giới hạn quang điện, lí thuyết về hiện quang quang điện trong và hiện tượng quang – phát quang, áp dụng hai tiên đề Bo để xử lí bài tập về dãy quang phổ nguyên tử Hidro.
Chương 7: Hạt nhân nguyên tử
Đối với chương này, học sinh sẽ được tiếp cận với bài tập vè xác định cấu tạo của hạt nhân, tính năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng, độ hụt khối, năng lượng tỏa ra của một hạt nhân trong phương trình phản ứng
Sai lầm của học sinh hay mắc phải trong chương trình là quên cách quy đổi đơn vị năng lượng, nhầm tên của các bước sóng trong dãy quang phổ Hidro.