Văn học
|
- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo.
- Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”,...
- Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển, với các tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn,… có nội dung ca ngợi đất nước.
- Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.
|
- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế.
+ Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.
- Văn học chữ Nôm: phát triển.
+ Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…
+ Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…
- Văn học dân gian: phát triển.
+ Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…
+ Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.
|
Nghệ thuật
|
- Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,...
- Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành ở nước ta.
- Ở phía Nam, có nhiều đền tháp Chăm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.
- Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo.
- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.
- Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng,...
- Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa.
|
- Kiến trúc, điêu khắc: Nhiều công trình có giá trị: Chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội)... một số tượng nhân vật (vua, chúa), tranh vẽ chân dung.
- Nghệ thuật dân gian: Được thế hiện trên các vì, kèo ở các đình làng với các hình điêu khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật....
- Nghệ thuật sân khấu: Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo, phổ biến hàng loạt các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát dặm, hò, vè, lí, si, lượn...
|