Soạn bài Từ ấy siêu ngắnSoạn bài Từ ấy siêu ngắn nhất SGK Ngữ văn 11 tập 2, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tìm hiểu chung Video hướng dẫn giải Bố cục: 3 phần - Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lý tưởng của Đảng. - Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống. - Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2) - Hình ảnh lý tưởng cách mạng: + “Nắng hạ” (ánh nắng chói chang, rực rỡ nhất trong bốn mùa). + “Mặt trời” (đem lại hơi ấm, ánh sáng, sự sống cho muôn loài). => Những hình ảnh ẩn dụ kết hợp với các động từ mạnh “bừng”, “chói” gợi sức mạnh giác ngộ lớn lao, mạnh mẽ của lý tưởng cách mạng, lẽ phải đối với nhà thơ. - Hình ảnh so sánh “vườn hoa lá”, “rất đậm hương và rộn tiếng chim” (khu vườn tràn đầy màu sắc, mùi hương và âm thanh rộn rã) => Giúp nhà thơ diễn tả một cách sinh động, gợi cảm tâm hồn tràn ngập niềm vui sướng, say mê khi giác ngộ lý tưởng cách mạng. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2) Nhận thức mới mẻ về lẽ sống của nhà thơ sau khi được lý tưởng soi rọi: - Gắn cái tôi cá nhân với cái ta cộng đồng dân tộc: “tôi buộc lòng tôi với mọi người”. - Gần gũi, yêu thương, chia sẻ với đông đảo quần chúng lao khổ để tạo nên khối đại đoàn kết vững mạnh: tình trang trải "với trăm nơi/… bao hồn khổ/… mạnh khối đời". => Lẽ sống, tuyên ngôn sống của người thanh niên đã giác ngộ lý tưởng cách mạng: nguyện gắn cuộc đời mình với số mệnh của nhân dân, của dân tộc. Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2) Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ: - Nhà thơ xác định vị trí của mình: ở giữa nhân dân lao khổ. - Xác định mối quan hệ của mình với nhân dân: là "con" – "em" – "anh". => Nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ. - Những đối tượng gắn bó: "vạn nhà", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ" - Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên. => Sự thức tỉnh của nhà thơ hướng tới cái chung, niềm vui lớn. lý tưởng, lẽ sống lớn Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2): Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ: - Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, điệp. - Hình ảnh chọn lọc, trong sáng, gợi cảm. - Nhịp điệu sôi nổi, phấn chấn, say mê. - Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, gợi cảm, giàu nhạc điệu. Luyện tập Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2) Khổ thơ thứ hai: Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời - Khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi cá nhân" và "cái ta chung" của mọi người. - "Buộc", "trang trải": thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc, quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh từng con người cụ thể. - Hịnh ảnh ẩn dụ "khối đời": khi "cái tôi" chan hòa cùng "cái ta", khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lý tưởng thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội. Ở đây, Tố Hữu tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng cả tình yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim. Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 11 tập 2) 1. Giải thích khái niệm và ý nghĩa rút ra từ đề bài a. Hai yếu tố làm ra anh: thi pháp và tuyên ngôn. - Thi pháp là phương thức biểu hiện như dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu.
- Tuyên ngôn là quan điểm nhận thức và sáng tác. Đó là gắn bó với quần chúng lao khổ, căm thù phong kiến và đế quốc, không ngừng hành động, phấn đấu, hi sinh vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước. b. Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn, bản quyết tâm thư lòng dặn lòng phấn đấu theo lý tưởng Đảng của Tố Hữu. Đây cũng là cương lĩnh trong toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu. 2. Giải thích vấn đề đặt ra và chứng minh cụ thể a. - Vì nhà thơ đã vận dụng thể thơ cổ điển truyền thống. Ngôn ngữ giàu hình ảnh tạo ra nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ. Đây cũng là lối thơ tự bộc lộ, thơ tuyên truyền. Nhân vật trữ tình không thiên về hướng nội mà thiên về hướng ngoại. Nó tạo ra hình ảnh: Bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi… tiếng chim - Vì nhà thơ đã thể hiện toàn bộ nhận thức về cách mạng và quần chúng,cá nhân và quần chúng lao khổ trong sáng tác của mình. Tổng kết
Loigiaihay.com Bài đọc
Quảng cáo
|