Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - siêu ngắnBài viết trên có đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đọc ngữ liệu tham khảo Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Bài viết trên có đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu không? Phương pháp giải: - Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo. - Đọc yêu cầu về bố cục tại phần Tri thức về kiểu bài. Lời giải chi tiết: Bài viết trên đã đáp ứng đủ yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả nghiên cứu. Câu 2 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Nhan đề và phần Tóm Tắt của bài báo cáo có đặc điểm gì? Phương pháp giải: Chú ý phần nhan đề và tóm tắt trong ngữ liệu tham khảo. Lời giải chi tiết: Nhan đề và phần Tóm tắt của bài khá ngắn gọn, nhằm nêu lên những ý chính về đề tài nghiên cứu trong bài. Câu 3 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Xác định những câu hỏi cho thấy vấn đề nghiên cứu. Phương pháp giải: Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo. Lời giải chi tiết: Một số câu hỏi có thể đặt ra như: - Liệu các bạn học sinh có nghe đến điệu hò Nam Bộ chưa? - Bạn có ý định tìm hiểu về Nam Bộ không? - Mức độ quan tâm của học sinh đối với hò Nam Bộ như thế nào? Câu 4 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K. với điệu hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Phương pháp giải: Chú ý mục II (Khảo sát mức độ quan tâm của học sinh khối 10 trường Đ.K. với hò Nam Bộ. Lời giải chi tiết: Để tìm hiểu về mức độ quan tâm của các bạn học sinh khối 10 trường Đ.K. với điệu hò Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn. Câu 5 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Phần trích dẫn và cước chú trong bài viết có chức năng gì? Cần chú ý điều gì khi trình bày trích dẫn và cước chú? Phương pháp giải: Chú ý phần trích dẫn và cước chú trong ngữ liệu. Lời giải chi tiết: - Phần trích dẫn và cước chú trong bài viết giúp tăng độ tin cậy, rõ ràng của các kết quả nghiên cứu trong bài báo cáo. - Khi trình bày trích dẫn và cước chú cần tuân thủ đúng theo yêu cầu (như trong phần Tri thức về kiểu bài). Câu 6 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Trong bài viết, tác giả đã sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào để trình bày kết quả nghiên cứu? Từ đó bạn rút ra được bài học gì khi dùng các phương tiện hỗ trợ trong bài báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học? Phương pháp giải: Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo. Lời giải chi tiết: - Tác giả đã sử dụng phương tiện hỗ trợ là bảng và biểu đồ thống kê để trình bày rõ ràng kết quả nghiên cứu. - Khi dùng các phương tiện này, chúng ta cần phải chuẩn bị được số liệu cụ thể, cũng như chọn được phương tiện hỗ trợ phù hợp với kết quả mình nghiên cứu được. Câu 7 (trang 99, SGK Ngữ Văn 10, tập một) Đề bài: Ở phần kết luận, các tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo phát triển từ báo cáo khoa học này. Hướng nghiên cứu ấy là gì? Phương pháp giải: Chú ý phần kết luận. Lời giải chi tiết: Nghiên cứu về hiệu quả của các giải pháp đứa điệu hò Nam Bộ đến gần hơn với giới trẻ. Thực hành viết theo quy trình Video hướng dẫn giải Bạn hãy chọn một trong hai đề sau, thực hiện nghiên cứu và viết báo cáo: Đề 1: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình. Đề 2: Nhóm học tập của bạn được ban biên tập đặc san của trường đặt viết cho chuyên mục Tôi tập làm nhà nghiên cứu một báo cáo về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một số thể loại văn học dân gian đã học. Sau khi thực hiện đề tài, bạn hãy viết một báo cáo về kết quả nghiên cứu của nhóm mình. Phương pháp giải: - Xác định rõ vấn đề sẽ viết. - Tìm ý và lập dàn ý rõ ràng. - Viết bài. Lời giải chi tiết: Bài viết mẫu GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG Ở TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY Tóm tắt: Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam. Trước sự tác động của kinh tế thị trường, của hội nhập quốc tế sâu rộng và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc. Do vậy, việc khẳng định giá trị văn hóa của các dân tộc là vấn đề cấp bách. I. Một số vấn đề về bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc Mường Để hiểu được khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì? Theo Lênin, “Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đã tạo ra dưới ách áp bức của xã hội tư bản, địa chủ và của xã hội quan liêu”. Theo định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản (tồn tại – being) người, những hệ thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng”. Theo Đào Duy Anh trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: “Văn hóa tức là sinh hoạt”. Qua một số nghiên cứu vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa vật chất và tinh thần làm nên sắc thái riêng của một dân tộc trong lịch sử trong phát triển mà qua đó chúng ta biết được dân tộc này với dân tộc khác trong đời sống cộng đồng”. Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, chính nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm ra những chứng tích của một nền văn hóa. Người Mường còn có những tên gọi khác nhau Mol, Mual, Mon. Bản sắc văn hóa Mường là những nét riêng độc đáo biểu hiện trong các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà cộng đồng người Mường đã sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình, những giá trị này được kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ, và cũng được vận động biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của văn hóa tộc người gắn liền với sự phát triển chung của văn hóa dân tộc. II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình hiện nay Hòa Bình đã tổ chức những công tác hữu hiệu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Hòa Bình như Công tác xây dựng đời sống văn hóa; Tổ chức tốt các cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, bản, khối văn hóa”, “Cơ quan văn hóa”; Công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa. Kết quả đạt được trong năm 2013 có 1400/1364 làng bản đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 102,6%; 155000/146838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 105,05%; 570/548 cơ quan đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 104%. III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở nước ta Nói đến con người Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đó có tính chất khuôn mẫu, cố định. Đây là một khái niệm động, nó không ngừng vận động, phát triển để tự hoàn thiện và nâng cao. Từ đó, mang đến một cái nhìn toàn diện, sáng tạo, bất ngờ cho truyền thống. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn tất cả những mặt tích cực trong bản sắc văn hóa dân tộc; khắc phục, loại bỏ những hủ tục; phát huy những yếu tố tích cực, tốt đẹp. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân tộc Mường là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đối với dân tộc Mường nói riêng, việc giữ gìn bản sắc văn hóa nhằm củng cố và phát triển ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; góp phần tạo nền tảng cho hội nhập hợp tác phát triển bền vững; thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. III. Kết luận Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi nhiều giải pháp tích cực, liên quan đến đời sống văn hóa của nhân dân và dân tộc. Trong đó, vai trò của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ người Mường hãy tiếp nối, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr.13. 2. Vương Anh (2003), Tiếp cận với văn hóa bản Mường, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quảng cáo
|