Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. Câu 1: Tìm hiểu văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy:

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Trả lời câu 1 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

Tìm hiểu văn bản "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" chúng ta thấy:

a. Trong bài này có nhiều những từ ngữ và câu văn bộc lộ tình cảm

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định thuộc về ta.

- Câu văn (cảm thán):

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

   Cách dùng từ ngữ của văn bản " Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chí Minh và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn giống nhau ở việc sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn truyền cảm trong khi trình bày các vấn đề trong văn bản.

b. Song hai văn bản này không phải là những bài văn biểu cảm, vì: chúng được viết ra nhằm mục đích chính là để nghị luận (kêu gọi, nêu quan điểm, chỉ ra lối sống đúng sai,…). Những yếu tố biểu cảm chỉ nhằm tăng thêm sức thuyết phục cho những ý kiến nêu ra trong văn bản nghị luận.

c. Các câu cột 2 hay hơn các câu cột 1 vì trong câu văn cột 2 có nhiều những từ ngữ bộc lộ thái độ, tình cảm của người viết hơn. Vì thế chất văn giàu cảm xúc hơn.

Trả lời câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

a. Khi viết một bài văn nghị luận, ngoài việc việc xây dựng luận điểm và lập luận cho bài văn, người viết còn phải thuyết phục người đọc tin vào những luận điểm và lập luận đó.

b. Chỉ có tình cảm không thôi chưa đủ. Những tình cảm đó phải được bộc lộ qua những từ ngữ, câu văn, giọng điệu... phù hợp

c. Mặc dù yếu tố biểu cảm có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng không nên quá lạm dụng những yếu tố đó. 

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 97, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

 Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

- Những yếu tố đối lập.

   Những yếu tố biểu cảm đặc sắc đã làm tính mỉa mai, trào phúng của bài viết mạnh mẽ hơn và vì thế, làm tăng sức tác động và sự thuyết phục đối với người đọc, người nghe, giúp cho người đọc thấy rõ được bộ mặt thâm độc, giả nhân giả nghĩa cũng như âm mưu quỷ quyệt của thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa để làm bia đỡ đạn cho chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 97, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

 Đoạn trích đã thể hiện:

- Nỗi buồn của tác giả - một nhà giáo tâm huyết với nghề dạy học - trước tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh.

- Những dằn vặt, trăn trở của một nhà giáo trước một thực tế đáng buồn diễn ra trong đời sống giáo dục nước nhà trước đây.

- Từ ngữ thể hiện thái độ, tình cảm được sử dụng nhiều: nỗi khổ tâm, đeo một cái "nghiệp", năm trời, không có lí do gì, như con vẹt, việc gì còn phải lôi thôi, bắt trẻ em ngày ngày phải đến trường, ...

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 97, SGK Ngữ văn 8, tập hai)

   Chúng ta không nên học vẹt và học tủ. Vì đây không phải là lối học đúng đắn. Nó mang lạ hiệu quả kém cho người đọc. Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ. Học tủ là chỉ học một vài bài dựa trên may, rủi mà thành công. Học vẹt, học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức, sự nghèo nàn trong học vấn. Người hay học vẹt, học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra đời, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ người học sinh phải tránh học vẹt và học tủ.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close