Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống siêu ngắnSoạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 118 siêu ngắn SGK ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Câu 1 Dấu câu Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để trả lời. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại tác dụng của các dấu phẩy, dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang. Lời giải chi tiết: Công dụng: a. - "ăn én": Tác giả sử dụng từ này nhằm dùng với ý nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này. - "... ngón dẹt - dấu tích của bao thế hệ": Tác giả sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá. b. - "Hô-oắt Lim-bơ": Dấu gạch ngang chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt. - ...ngọc động ấy vẫn "sống": Tác giả sử dụng dấu ngoặc kép "sống" được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người. Câu 3 Câu 3 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Đọc lại hai văn bản và tìm các câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép. Lời giải chi tiết: Những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én: - Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về... Vo gạo bằng nước thôi”. => Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời trực tiếp của nhân vật. - Bạn sẽ thấy những "thương hải tang điền" còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò ốc, san hô. => Dấu ngoặc kép dùng để giải thích cụm từ "bãi bể", "nương dâu". Câu 4 Biện pháp tu từ Câu 4 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại phép nhân hóa. Lời giải chi tiết: a. Một chú én tò mò sa xuống bàn ăn: chú én cũng giống như con người, có hành động "sa xuống bàn ăn". b. Nó thản nhiên đi lại quanh lều với một bên cánh còn hơi sà xuống: Én cũng có thái độ, tính cách và hành động như con người (thản nhiên, đi lại quanh lều). Câu 5 Câu 5 (trang 118 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Phương pháp giải: Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học. Lời giải chi tiết: a. Nhân hóa: Én cũng giống như con người (là thiếu niên), có hành động, thói quen sinh hoạt của con người (ngủ nướng, say giấc). b. So sánh: Hình ảnh én đậu đẹp và lạ mắt giống với cách xếp hoa lá ngẫu hứng. c. So sánh: So sánh hình ảnh cửa hang rộng lớn như giếng trời. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|