Soạn bài Nói với con (chi tiết)

Soạn bài Nói với con trang 72 SGK Văn 9. Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

ND chính

Video hướng dẫn giải

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 phần

- Đoạn 1: Người cha nói với con về tình cảm cội nguồn.

- Đoạn 2: Người cha nói về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

Trả lời:

Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh trưởng của mỗi người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ được bố cục thành hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời): Con lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc, nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động tươi đẹp cùa quê hương.

- Đoạn 2 (phẩn còn lại): Tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương, ước mong con sẽ kế tục xứng đáng.

Đúng là bài thơ đã khởi đầu từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương từ những kỉ niệm nhỏ bé, gần gũi thiết tha lên lẽ sống cao đẹp. Bài thơ bộc lộ cảm xúc, chủ đề dẫn dắt ý tưởng một cách tự nhiên có tầm khái quát mà vẫn sâu xa thấm thía.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

Trả lời:

Đoạn đầu bài thơ là tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc che chở của quê hương đối với con.

- Bốn câu thơ đầu là những hình ảnh hết sức cụ thể của một không khí gia đình đầm ấm và quấn quýt:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

    Một bước chạm tiếng nói

  Hai bước tới tiếng cười’’

- Con trẻ đã lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự mong chờ nâng đón của bậc sinh thành. Từng bước đi là từng tiếng nói tiếng cười được mẹ cha nâng niu, chăm chút, mừng vui đón nhận từng ngày.

- Không chỉ có tình yêu thương sự che chở đỡ nâng của cha mẹ, con trẻ còn trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình của quê hương ruột thịt:

                           “Người đồng mình yêu lắm con ơi!

       Đan lờ cài nan hoa

           Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

                              Con dường cho những tấm lòng...

- Những hình ảnh tươi đẹp “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” gợi lên cuộc sống lao động cần cù vui tươi của “người đồng mình”. Các động từ cài, ken, không chỉ miêu tả cụ thể mà còn cho thấy một cách sinh động tình cảm gắn bó, quấn quýt. Ngay cả rừng núi của quê hương tự bao đời rồi vẫn thơ mộng và trữ tình đã che chở, dưỡng nuôi con người cả về tâm hồn, về lối sống “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” là như thế.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

Trả lời:

Đoạn còn lại của bài thơ: qua việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”, tác giả dặn dò mong ước con minh sẽ kế tục phát huy một cách xứng đáng với truyền thống cao đẹp đó của quê hương.

- Những đức tính cao đẹp đó là gì?

                          “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao do nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

                   Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

                              Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

                                         Sống trong thung không chê thung nghèo đói.

        Sống như sông như suối

                                                             Lên thác xuống ghềnh                                                        

Không lo cực nhọc

- “Người đồng mình” đó! Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.

- Qua những đức tính vừa nói của “người đồng mình”, tác giả mong muốn con mình phải một lòng chung thủy với quê hương, sẵn sàng chấp nhận gian nan thử thách để vượt qua chúng bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.

- “Người đồng mình” còn đức tính gì nữa?

                             “Người đồng mình thô sơ da thịt

                            Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

                                                   Người dồng mình tự đục đá kê cao quê hương

                                 Còn quê hương thì làm phong tục

                   Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

                                       Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con

- Tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp tự bao đời, đã “tự đục đá kê cao quê hương", còn quê hương thì làm phong tục. Qua các đức tính ấy của người đồng mình” người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thông quê hương để tự tin vững bước trên đường đi tới.

Câu 4 => 5

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Em cảm nhận như thế nào về tình cảm người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

Trả lời:

Tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ này thật yêu thương, trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới được cho con là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bển bỉ, với truyền thông cao đẹp của quẽ hương và niềm tin vững bước vào đời.

Câu 5 (trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: "Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát", "Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"...)

Trả lời:

Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ thật đặc sắc và độc đáo. Các hình ảnh vừa cụ thể vừa có tính khái quát tuy mộc mạc, bình dị mà vẫn giàu chất thơ.

Luyện tập

Luận điểm tham khảo:

- Lòng biết ơn của bản thân đối với gia đình và sự chở che của mảnh đất quê hương đã sinh thành, nuôi lớn em.

- Niềm tự hào sâu sắc với những truyền thống tốt đẹp của quê hương: chăm chỉ, cần cù, vượt lên mọi gian khổ, giàu sức sống.

- Suy nghĩ về bài học mà cha nói với con: phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn, không được nản lòng, nhụt chí.

- Tự nhủ sẽ luôn cố gắng để không phụ lòng gia đình và quê hương.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close