Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa trang 180 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (chi tiết)

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa. Câu 3. Phân tích nhân vật ông họa sĩ

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

ND chính

Video hướng dẫn giải

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?

Lời giải chi tiết:

-  Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư­ mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con ngư­ời “không có tên” ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. 

- Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba m­ơi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung  của chàng thanh niên. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện

Lời giải chi tiết:

- Con người “cô độc nhất thế gian” là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 

- Qua cái nhìn của ng­ời hoạ sĩ, người thanh niên hiện ra với “tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”. Anh ta sống trong “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc gi­ường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một ngư­ời yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.

- Yêu công việc và có trách nhiệm trong công việc: Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo tr­ước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Nh­ưng con ng­ười ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình đư­ợc?”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. 

- Anh có hành động đẹp: Vượt qua khó khăn gian khổ, sống một mình trên đỉnh núi cao trong sự cô đơn tuyệt đối để làm nhiệm vụ một cách tự giác, có kết quả cao. Ta hình dung cảnh "Một giờ sáng", trời mưa tuyết, trong cái im lặng rợn người của Sa Pa "Một mình anh xách đèn đi ra vườn để đo chấn động của vỏ quả đất trên máy, báo về "nhà" góp phần dự báo thời tiết trong ngày". Đây là công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Phân tích nhân vật ông họa sĩ.

Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyên như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Là người có năng lực quan sát, trí tưởng tượng bay bổng. Qua cái nhìn của ông, thiên nhiên Sa Pa hiện lên thật lung linh, huyền ảo. Điều đó thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết.

- Là người có tâm hồn nhạy cảm, xúc động mãnh liệt trước cái đẹp:

+ Ngay từ lần đầu gặp ông họa sĩ đã xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên, ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên tặng hoa cô kĩ sư.

+ Khi anh thanh niên kể về công việc ông lại có cảm giác bối rối. Đó là cái bối rối của người đi tìm cái đẹp bỗng phát hiện ra cái đẹp ở ngay bên cạnh mình.

- Là người khát khao sáng tạo nghệ thuật, có một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật:

+ Trước khi về hưu ông muốn lên Sa Pa để tìm cảm hứng nghệ thuật, vẫn theo đuổi mục đích đi tìm cái đẹp.

+ Cảm hứng nghệ thuật thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác. Khi trò chuyện với anh thanh niên ông say sưa kí họa khuôn mặt anh. Tuy có chút mệt nhọc nhưng dường như ông thấy mình trẻ ra, bàn tay như có thần, khiến ông thêm yêu cuộc sống và khát khao sáng tạo.

=> Vẻ đẹp của anh thanh niên được soi rọi từ cái nhìn của ông họa sĩ sẽ trở nên khách quan, chân thực hơn.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Trong truyện ngắn này có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Chất trữ tình của tác phẩm toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng là "Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng". Đó là vẻ đẹp kỳ lạ của "Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây từ kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng". Đó là cảnh "Mây bị nắng xua, luồn cả vào gầm xe". Rồi thì "những bông hoa đơn, thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, mọc ngay giữa mùa hè", "nắng mạ bạc con đèo, đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn…"

- Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong truyện:

+ Anh thanh niên có suy nghĩ, lối sống, hành động đẹp như thơ.

+ Tâm hồn cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi. Cả ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái, không phải chỉ vì bó hoa anh thanh niên tặng mà còn vì "Một bó hoa này khác nữa, bó hoa của những háo hức, mơ mộng ngẫu nhiên anh thêm cho cô. Và còn vì một cái gì đó nữa lúc cô chưa kịp nghĩ kỹ".

- Tác dụng: Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ. Chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh đẹp đẽ thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những người đang sống, làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với cuộc đời, với mọi người, với đất nước. Tạo không khí thân tình cho tác phẩm nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, làm chủ đề tư tưởng của truyện được bộc lỗ rõ nét và sâu sắc.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 189 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Phát biểu chủ đề của truyện

Lời giải chi tiết:

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng. Trong số những con người đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

Luyện tập

(trang 190 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ

Lời giải chi tiết:

- Giới thiệu nhân vật.

- Cảm nghĩ về nhân vật

+ Công việc.

+ Phẩm chất: sống lạc quan, trái tim nhạy cảm, luôn yêu mến mọi người. Là con người đầy trách nhiệm và niềm say mê với công việc, sống thầm lặng để cống hiến.

Bài tham khảo:

Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Dù cho công việc vất vả, nhưng anh đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước, hơn nữa người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Trong cuộc đời vẫn có những con người thầm lặng, cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu .

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close