Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 1 bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Câu 1. Những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm :

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Những điểm chung và riêng của hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm :

- Điểm chung :

+ Phát triển trên cơ sở văn tự của ngư­ời Hán.

+ Đều miêu tả hiện thực cuộc sống, ca ngợi tinh thần tự hào dân tộc, lí tưởng chống giặc ngoại xâm.

+ Đều có đư­ợc những thành tựu rực rỡ và kết tinh đ­ược những tác phẩm xuất sắc.

+ Có nhiều thành tựu nghệ thuật thơ ca xuất sắc.

- Điểm khác :

Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm

- Ra đời vào thế kỉ X

- Gồm thơ và văn xuôi

- Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,…

- Cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện

- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi

- Chỉ tiếp thu một số thể loại từ Trung Quốc (phú, văn tế, thơ Đường luật) sáng tạo các thể loại mới (ngâm khúc, truyện thơ, hát nói)

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm

Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV

 

- Nội dung yêu nước

- Văn học chữ Hán

- Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc

Vận nước (Pháp Thuận), chiếu dời đô (Lí Công Uẩn), Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn),...

Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII

- Nội dung yêu nước

- Nội dung thế sự (hiện thực, phê phán)

- Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú.

Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Quốc âm thi tập (Nguyễn  Trãi),...

Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

- Nhân đạo chủ nghĩa

- Văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh

Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

Nửa sau thế kỉ XIX

- Nội dung yêu nước

- Thế sự

- Chữ quốc ngữ xuất hiện.- Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(Nguyễn Đình Chiểu),....

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 112 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Chủ nghĩa yêu n­ước :

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù

+ Tự hào trước chiến công thời đại

 Ví dụ: Sông núi nư­ớc Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,…3

- Chủ nghĩa nhân đạolòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

Ví dụ: Chuyện ngư­ời con gái Nam Xư­ơng, Truyện Kiều, Bánh trôi nư­ớc,…

- Cảm hứng thế sự : phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân

Ví dụ: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,…

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 112 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

+ Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí, cái đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con ng­ười.  Đọc văn học trung đại bắt buộc phải tìm hiểu theo thể loại, liêm luật để hiểu đúng tác phẩm.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close