Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh Diều - siêu ngắnHãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp chúng. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Tóm tắt Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc là bài phân tích, cảm nhận về bài thơ Thu vịnh của tác giả Nguyễn Khuyến. Hai câu đề gợi lên cái thần thái của trời thu qua phông cảnh, đường nét rộng, thoáng đạt cùng một màu xanh ngắt. Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất khiến bức tranh thu tỏa ra một gam màu xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng. Hai câu luận, không gian và thời gian như được mở rộng ra, bức tranh thu trở nên thi vị hư huyền. Và trong lòng thi nhân lúc này cũng mang nặng nỗi u hoài không dễ gì tỏ bày. Kết thúc bài thơ là bức họa thật nhanh mà cũng thật đọng với nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến khi thẹn với ông Đào. Chuẩn bị Video hướng dẫn giải - Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng đọc hiểu văn bản này. - Đọc trước văn bản. - Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Gió thanh lay động cành cô trúc. Trong khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Dự đoán xem tác giả muốn nhắc đến chùm thơ nào? Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản. - Dựa vào những dấu hiệu, hình ảnh được tác giả nhắc đến nhiều trong bài để dự đoán. Lời giải chi tiết: Theo em, tác giả đang muốn nhắc đến chùm thơ về mùa thu. Trong khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc điều gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần 2. Lời giải chi tiết: Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc về hai câu đề của bài thơ Thu vịnh đã ghi được cái thần thái của trời thu cùng màu xanh ngắt. Trong khi đọc Câu 3 Video hướng dẫn giải Xác định những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 3. - Đánh dấu những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết. Lời giải chi tiết: Những câu văn, cụm từ cho biết thái độ và cảm xúc của người viết trong phần 3 là: - “tóm đúng cái thần thái của trời thu” - “Với hai sắc độ, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến đã lan tỏa một gam xanh vừa thanh đạm vừa sâu lắng, điều mà Xuân Diệu gọi là “những điệu xanh”. - “khung cửa ấy thật sự ăn nhập với cái vể thưa thoáng, phong quang và êm đềm vốn là ý vị riêng của mùa thu”. Trong khi đọc Câu 4 Video hướng dẫn giải Hãy chỉ ra từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4. Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 4. - Đánh dấu những từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm. Lời giải chi tiết: Từ ngữ có tính gợi hình, gợi cảm trong phần 4 là: hư huyền, bâng khuâng, lặng lẽ, u hoài, phân định, huyền hồ, mênh mông, thảng thốt, tĩnh lặng, xa vắng, đánh động, thẳm sâu, thanh vắng, tình nồng. Trong khi đọc Câu 5 Video hướng dẫn giải Những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó? Phương pháp giải: - Đọc kĩ phần 5. - Đánh dấu những từ ngữ nào có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó. Lời giải chi tiết: Những từ ngữ có tác dụng kết nối ý của phần 5 với các phần trước đó là: cuối cùng, tất cả, và. Sau khi đọc Câu 1 Video hướng dẫn giải Hãy chỉ ra các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc và trình tự sắp xếp chúng. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản. - Đánh dấu các luận điểm chính có trong văn bản. Lời giải chi tiết: - Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc: + Mùa thu là quãng lặng để hòa giải hai đối cực là mùa hè nóng nực và mùa đông buốt giá. + Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. + Hai câu thực tả cảnh mặt nước và mặt đất. + Không gian và thời gian bỗng mở rộng ra đến hai câu luận. + Cuối cùng, Thu vịnh đã kết lại bằng bức họa thật nhanh mà thật đọng. - Nhận xét về trình tự sắp xếp: Các luận điểm của văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân tích theo thứ tự các câu thơ của bài. Sau khi đọc Câu 2 Video hướng dẫn giải Em hiểu nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc thế nào? Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản ra sao? Hãy tìm những câu văn cho thấy sự triển khai ý này trong mỗi phần. Phương pháp giải: - Đọc kĩ văn bản để hiểu nhan đề bài viết. - Tìm những câu văn thể hiện rõ nội dung được nêu ra ở nhan đề và toàn bài viết. Lời giải chi tiết: - Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc. - Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn phân tích như sau: + Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. + Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng? + Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao? Sau khi đọc Câu 3 Video hướng dẫn giải Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận nào? Hãy chỉ ra các thao tác ấy và phân tích hiệu quả phối hợp của chúng trong một đoạn cụ thể. Phương pháp giải: Đọc kĩ những đoạn văn phân tích nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”. Lời giải chi tiết: - Để làm rõ đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng cặp câu “đề, thực, luận, kết”, tác giả Chu Văn Sơn đã kết hợp những thao tác nghị luận như: phân tích, chứng minh. - Cụ thể trong đoạn 2: + Chứng minh: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. + Thao tác phân tích (Đưa ra, phân tích các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm trên): Phân tích câu “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”, tác giả đã viết: “Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả....” Sau khi đọc Câu 4 Video hướng dẫn giải Ở đoạn văn cuối ("Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?"), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu nào? Theo em, kiểu câu ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết? Phương pháp giải: - Đọc đoạn văn cuối. - Xác định kiểu câu được tác giả sử dụng chủ yếu. Lời giải chi tiết: - Ở đoạn văn cuối (“Tất cả những điều ấy [...] đến thế kỉ nào?”), tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu hỏi tu từ. - Tác dụng: khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời tăng sự bộc lộ cảm xúc trong việc thể hiện thông điệp, giọng điệu, sắc thái cảm xúc của người viết. Sau khi đọc Câu 5 Video hướng dẫn giải Đoạn văn sau cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức nào vào việc đọc hiểu văn bản: “Ba chữ mấy từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiên cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu"? Phương pháp giải: - Đọc kĩ đoạn văn được nêu ra trong đề bài. - Chú ý những từ ngữ thể hiện những lĩnh vực kiến thức được tác giả vận dụng vào việc đọc hiểu. Lời giải chi tiết: Đoạn văn trên cho thấy tác giả đã huy động những kiến thức về điện ảnh: “nếu phông nền gợi những khoảng xa của hậu cảnh”, kĩ năng phân tích văn học: “hiện ra một tiên cảnh”, “nét cong mềm mại thật hợp điệu thu”, … vào việc đọc hiểu. Sau khi đọc Câu 6 Video hướng dẫn giải Liên hệ với bài Thu điếu đã học ở Bài 6, em hãy đề xuất một luận điểm (1 hoặc 2 câu) nêu rõ được tâm hồn và tài nghệ của Nguyễn Khuyến qua chùm thơ thu. Phương pháp giải: - Đọc lại bài thơ Thu điếu đã học ở Bài 6. - Đưa ra đề xuất của bản thân. Lời giải chi tiết: Nguyễn Khuyến thực sự mang trong mình một tâm hồn trong sáng và một tình yêu với quê hương đất nước, con người qua chùm thơ thu của ông.
Quảng cáo
|