Lý thuyết vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

Lý thuyết vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

Quảng cáo

Bài 5. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC

- Vị trí địa lí: kéo dài từ vòng cực Bắc xuống phía nam Xích đạo

+ Phía bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương.

+ Phía tây và tây nam tiếp giáp với châu Âu và châu Phi.

+ Phía nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương

+ Phía đông tiếp giáp với Thái Bình Dương.

- Hình dạng và kích thước:mDiện tích: 44,4 triệu km2.

+ Lãnh thổ trải dài khoảng 8 500 km theo chiều bắc - nam, từ vòng cực Bắc xuống phía nam Xích đạo.

+ Trải dài theo chiều đông- tây khoảng 9 200 km, từ ven Địa Trung Hải - ven Thái Bình Dương

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

a. Địa hình

- Địa hình đa dạng, gồm: núi, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng,… Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

- Các khu vực địa hình:

+ Trung tâm là khu vực núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới (VD: dãy Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a)

+ Phía bắc là các đồng bằng, cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên, đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam là các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

- Ý nghĩa:

+ Thuận lợi: các khu vực cao nguyên thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Địa hình núi cao, hiểm trở, chiếm phần lớn diện tích => gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

+ Do địa hình bị chia cắt mạnh, nên cần lưu ý các vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

b. Khoáng sản

- Nguồn khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn, phân bố rộng khắp lãnh thổ như dầu mỏ, than đá, sắt, crom,... kim loại màu: đồng, thiếc,...

- Ý nghĩa:

+ Là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: sản xuất ô tô, luyện kim,…

+ Trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản, cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, báo vệ môi trường.

c. Khí hậu

Khí hậu châu Á có sự phân hóa đa dạng, trong đó kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất.

-  Khí hậu gió mùa: 

+ Phân bố ở Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. Mùa đông ít mưa, lạnh, khô.

+ Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Là khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên bởi các cơn bão lớn.

- Khí hậu lục địa: 

+ Phân bố ở khu vực nội địa, khu vực Tây Á. Mùa đông khô, lạnh; mùa hạ khô, nóng. 

+ Lượng mưa rất thấp, trung bình 200 - 500 mm/năm.

- Ý nghĩa: 

+ Thuận lợi: tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, hình thức du lịch khác nhau giữa các khu vực.

+ Khó khăn: chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu => đòi hỏi phải có biện pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

d. Sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn, tuy nhiên chúng là có sự phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày, sông bị đóng băng vào mùa đông và có lũ vào mùa xuân.

+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có mạng lưới sông ngòi dày, nhiều hệ thống sông lớn. Mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. 

-  Có nhiều hồ lớn, quan trọngBai-can, Aran,...

- Ý nghĩa:

+ Nguồn cung cấp nước ngọt đảm bảo đời sống của người dân khu vực châu Á, tạo điều kiện phát triển kinh tế

+ Một số con sông có giá trị văn hóa và tôn giáo lớn như sống Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ

e. Đới thiên nhiên

Châu Á có ba đới thiên nhiên chính:

- Đới lạnh: 

+ Khí hậu cận cực và cực: lạnh giá, khắc nghiệt, phân bố thành một dải hẹp dài ở phía Bắc.

+ Thực vật: Nghèo thành phần loài, chủ yếu là rêu và địa y, không có cây thân gỗ.

+ Động vật: các loài chịu được lạnh và các loài di cư. 

- Đới ôn hòa: chiếm diện tích rộng lớn, phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn phía bắc có khí hậu ôn đới lục địa, khô về mùa đông; rừng lá kim phát triển mạnh trên nền đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong phú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa, lượng mưa tương đối lớn, thảm rừng lá rộng cận nhiệt là phổ biến.Trong rừng có nhiều loài cây lấy gỗ, cây dược liệu quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, hình thành các cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đới nóng: 

+ Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo. 

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, phân bố ở Đông Nam Á.

+  Rừng nhiệt đới ở châu Á có thành phần đa dạng, nhiều loại cho gỗ tốt, nhiều loài động vật quý hiếm.

Ngày nay, nhiều cánh rừng, thảo nguyên ở châu Á bị con người khai thác, chuyển thành đất nông nghiệp, khu công nghiệp, diện tích rừng tự nhiên suy giảm, gây ảnh hưởng lớn tới đa dạng sinh học. Vì vậy, vấn đề bảo vệ và hồi phục rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia châu Á.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close