Bài 18: Vương quốc Chăm – pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI SGK LỊch sử và Địa lí 7 kết nối tri thức

Giới thiệu những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1.a

Trả lời câu hỏi mục 1.a trang 92 SGK Lịch sử và Địa lí 7 

Giới thiệu những diễn biến chính về chính trị của Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Phương pháp giải:

Đọc mục 1-a trang 91 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Năm 1069: vua Chăm Pa cắt ba châu là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt

- Từ 1113 đến 1220, Chăm -pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng

- Từ 12220-1353: Thời kỳ thịnh trị của vương triều Vi-giay-a, Cham-pa củng cố chính quyền, mở rộng và thống nhất lãnh thổ.

- Cuối thế kỉ XIV- năm 1471: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu rồi sụp đổ.

- Từ 1471- đầu thế kỉ XVI: Lãnh thổ Chăm pa bị thu hẹp và bị chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau.

? mục 1.b Câu 1

Trả lời câu hỏi mục 1.b trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 7 

1. Nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Cham-pa. Hoạt động nào khiến em ấn tượng nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-b trang 92 SGK.

B2: Chú trọng các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Lời giải chi tiết:

Những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Cham-pa:

Lĩnh vực

Hoạt động chủ yếu

Nông nghiệp

- Giữ vai trò chủ yếu

- Phát triển các kỹ thuật đào kênh, đắp đập thủy lợi,…

- Khai thác lâm thổ sản, đánh bắt hải sản…

Thủ công nghiệp

- Phát triển

- Sản xuất gồm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền

Thương nghiệp

Thương mại biển phát triển mạnh mẽ. 

Nhiều hải cảng được mở rộng, xây dựng: Đại Chiêm, tân Châu,...

Hoạt động kinh tế ấn tượng nhất đó chính là các hoạt động thương mại:

- Vương quốc Chăm Pa xưa có được vị trí thuận lợi cho sự phát triển thương mại đường biển. 

- Các cảng biển của vương quốc là những điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa quốc tế cũng như để xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu từ khai thác rừng ở miền thượng của các đồng bằng ven biển và Tây Nguyên. 

- Từ thế kỷ 10, các cảng của Chăm Pa đã được biết đến như là những thương cảng quan trọng trên Biển Đông, nằm trên hành trình thương mại đường biển giữa phương Đông và phương Tây vẫn được gọi là “Con đường tơ lụa trên biển”.

? mục 1.b Câu 2

2. Trình bày những nét chính về văn hóa ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-b trang 92, 93 SGK.

B2: Chú ý trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn học…

Lời giải chi tiết:

- Tôn giáo – tín ngưỡng: 

+ Hindu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va.

+ Phật giáo:có những bước phát triển 

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa cư dân.

- Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,…

+ Tiêu biểu: cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận),…

- Có bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,… Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

? mục 2.a

Trả lời câu hỏi mục 2.a trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Phương pháp giải:

Đọc mục 2-a trang 93, 94 SGK.

Lời giải chi tiết:

- Đầu thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa đặt dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (Campuchia).

- Triều đinh Ăng-co gặp nhiều khó khăn và hầu như không thể quản lý được vùng đất này.

- Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIV cư dân ở đây rất thưa vắng.

- Nhiều thế kỉ sau đó, những nhóm lưu dân người Việt đến khẩn hoang và lập ra những làng người Việt đầu tiên ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa – Vũng Tàu), Đồng Nai,…

? mục 2.b

Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7 

Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Phương pháp giải: 

Đọc mục 2-b trang 94 SGK

Lời giải chi tiết: 

- Kinh tế:

+ Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.

+ Làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

- Xã hội:

+ Cư dân sống tập trung tại những vùng đất cao về phía Tây, tụ cư thành các xóm làng.

+ Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam. 

+ Tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

+ Hindu giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

+ Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hóa bình dân, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

Luyện tập Câu 1

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7

1. Liên hệ với kiến thức đã học ở lớp 6 hãy so sánh:

a. Tình hình kinh tế Chăm-pa giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI với giai đoạn từ thế kỉ II đến đầu thế kỉ X.

Phương pháp giải:

B1: Liên hệ với kiến thức bài 19 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức.

B2: So sánh tình hình kinh tế Chăm-pa ở 2 giai đoạn trên theo tiêu chí: giống nhau, khác nhau.

B3: Lựa chọn các tiêu chí so sánh về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Lời giải chi tiết:

b. Những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa giữa Vương quốc Phù Nam (trước hế kỉ VII) và vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Phương pháp giải:

Liên hệ với kiến thức bài 19 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức.

Lời giải chi tiết:

Luyện tập Câu 2

2. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lí giải về những nguyên nhân khiến trong một kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lý và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ

Phương pháp giải: 

B1: Liên hệ kiến thức bài 19, bài 20 SGK 

B2: Đọc mục 2-a SGK 

Lời giải chi tiết: 

- Trên thực tế, việc cai quản vùng Thuỷ Chân Lạp gặp nhiều khó khăn.

+  Truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, với dân số ít, người Khmer khi đó không có khả năng tổ chức khai thác vùng đồng bằng rộng lớn mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. 

+ Việc khai khẩn đất đai trên vùng đất gốc- Lục Chân Lạp đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực.

+ Vào nửa sau thế kỷ VIII, quân đội nước Srivijaya 2 của người Java liên tục tấn công và chiếm Thủy Chân Lạp. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc.

- Tình trạng chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa Chân Lạp với Chămpa. Chân Lạp chỉ dồn sức phát triển ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và mở rộng ảnh hưởng sang phía Tây. 

+ Dấu ấn Chân Lạp trên vùng đất phía Nam không nhiều và ảnh hưởng văn minh Angkor ở vùng này cũng không đậm nét.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet để viết một đoạn văn giới thiệu về một di tích đền tháp Chăm-pa được xây dựng trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Theo em cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích đó.

Phương pháp giải:

B1: Chọn một khu đền tháp Chăm pa mà em ấn tượng như: tháp Liễu Cốc, tháp Mẫm, tháp Chiên Đàn, tháp Cánh Tiên, tháp Bình Lâm

B2: Tìm kiếm tư liệu về di tích lịch sử đó thông qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển. Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng. Những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 


Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích đó trước hết cần:

- Nhận thức chính xác tầm quan trọng và vị trí của di tích lịch sử đó trong tiến trình lịch sử dân tộc.

- Cùng người dân bản địa chung tay giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử, phát triển du lịch dựa trên các di tích lịch sử.

- Ra sức tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho người dân, khách du lịch đến tham quan di tích đó.

- Bảo vệ di tích bằng việc tuyên truyền những quy định về việc tham quan, lên án những hành động phá hoại di tích lịch sử với bất cứ lý do nào.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close