Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1072-1077) SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thứcEm hãy chỉ ra nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 59 SGK Lịch sử và Địa lý 7 Em hãy chỉ ra nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075). Phương pháp giải: B1: Đọc mục 1 trang 58, 59 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: Giữa thế kỉ XI, Lý Thường Kiệt, chủ động, tháng 10 – 1075, “tiến công trước để tự vệ”. B3: Quan sát Hình 2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (1075). Qua đó thấy được các hướng tiến công và mục tiêu của quân nhà Lý. Lời giải chi tiết: Những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất: - Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động. - Tiêu hủy kho lương dự trữ của giặc rồi lui về phòng tuyến chống giặc. ? mục 2.a Trả lời câu hỏi mục 2 trang 60 SGK Lịch sử và Địa lý 7 Vì sao Lý Thường Kiệt quyết định xây dựng phòng tuyến chống quân Tống ở sông Như Nguyệt? Việc xây dựng phong tuyến như vậy đã thể hiện điều gì?
Phương pháp giải: B1: Đọc mục 2-a trang 60 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: lực lượng thủy binh, phối hợp thủy – bộ, phòng tuyến, bờ nam sông Như Nguyệt, bố trí bộ binh. B3: Đọc tư liệu 2 trang 60 SGK. Lời giải chi tiết:
Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì: - Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long. - Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua. - Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, không có thế mạnh thủy quân. - Việc xây dựng phong tuyến như vậy thể hiện: + Tầm nhìn sáng suốt, chủ động của Lý Thường Kiệt trước giặc ngoại xâm + Độc đáo về mặt chiến lược chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta + Chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của tư tưởng quân sự Lý Thường Kiệt. ? mục 2.b
Trả lời câu hỏi mục 2.b trang 60 SGK Lịch sử và Địa lý 7 1. Khai thác tư liệu 3, nêu nhận xét của em về cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt. Phương pháp giải: B1: Đọc tư liệu 3 trang 61 SGK. B2: Chú ý phân tích chi tiết "Dù thắng nhưng chủ động giảng hòa" Lời giải chi tiết: Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt: - Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc. - Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài. - Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo. - Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước 2. Trình bày ý nghĩa của chiến thắng sông Như Nguyệt Phương pháp giải: B1: Đọc mục 2-b trang 01, 61 SGK. B2: Các từ khóa cần chú ý: phòng tuyến sông Như Nguyệt, đánh tan, bảo vệ, nền độc lập, tinh thần đoàn kết. Lời giải chi tiết: Ý nghĩa của chiến thắng sông Như Nguyệt: - Cuộc chiến trên sông Như Nguyệt thắng lợi đã giáng một đòn vào ý chí xâm lược của quân Tống. - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững. - Nghệ thuật quân sự đặc sắc, đánh vào tinh thần quân giặc (bài Nam Quốc Sơn Hà) Luyện tập Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 61 SGK Lịch sử và Địa lý 7 1. Hãy chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077) Phương pháp giải: B1: Đọc mục 1 trang 58, 59 và mục 2 trang 60, 61 SGK. B2: Các điểm cần chú ý: chủ động“tiến công trước để tự vệ”, lực lượng thủy binh, phối hợp thủy – bộ, phòng tuyến, bố trí bộ binh, phòng tuyến sông Như Nguyệt, "Nam quốc Sơn hà". B3: + Quan sát Hình 2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (1075). Qua đó thấy được các hướng tiến công và mục tiêu của quân nhà Lý. + Quan sát Hình 3. Lược đồ trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077. Qua đó thấy được chiến lược, mục tiêu của Lý Thường Kiệt.
Lời giải chi tiết: Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077): - Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động. - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt. - Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” - Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu. - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất. 2. Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào? Phương pháp giải: B1: Đọc lại nội dung mục 3.a trang 59 SGK B2: Khi xem xét vai trò của Lý Thường Kiệt cần chú ý đến chức vụ, cách đối phó với quân Tống xâm lược của ông. Lời giải chi tiết: * Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077): + Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. + Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch. + Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội + Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống Vận dụng Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 61 SGK Lịch sử và Địa lý 7 Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý đã để lại những bài học gì cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Phương pháp giải: Liên hệ ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống. Lời giải chi tiết: Bài học từ cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: - Kiên trì, quyết tâm chống giặc. - Linh hoạt, mềm dẻo trong đối sách để tránh kéo dài cuộc chiến, hao tổn sức mạnh quốc gia. - Ngoài chiến tranh quân sự cần áp dụng chiến thuật "tâm lý chiến" trong chiến tranh.
Quảng cáo
|