ƯU ĐÃI CUỐI CÙNG DÀNH CHO 2K8 ÔN ĐGNL & ĐGTD THÁNG 4

DEAL SỐC 50% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM BỘ SÁCH TỔNG HỢP ĐỀ CẤU TRÚC MỚI NHẤT

  • Chỉ còn
  • 23

    Giờ

  • 29

    Phút

  • 57

    Giây

Xem chi tiết

Lý thuyết về kính hiển vi

Kính hiển vi là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ, bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn.

Quảng cáo

KÍNH HIỂN VI

I - ĐỊNH NGHĨA

Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát những vật rất nhỏ.

Số bội giác của kính hiển vi lớn hơn rất nhiều lần so với số bội giác của kính lúp

II - CẤU TẠO

- Vật kính L1L1: là một thấu kính hội tụ (hoặc hệ thấu kính có tác dụng như thấu kính hội tụ) có tiêu cự rất nhỏ (cỡ milimét)

- Thị kính L2L2: là kính lúp dùng để quan sát ảnh của vật tạo bởi vật kính.

            Vật kính và thị kính gắn đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng O1O2=LO1O2=L không đổi.

Người ta gọi δ=F1F2 (khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của thấu kính L1 đến tiêu điểm vật của thấu kính L2) là độ dài quang học.

- Ngoài ra còn có các bộ phận phụ khác như bộ phận tụ sáng, bộ phận nâng hạ ống kính, …

III - SỰ TẠO ẢNH BỞI KÍNH HIỂN VI

- Vật kính L1 có tác dụng tạo ảnh thật A1B1 lớn hơn vật AB nằm trong khoảng O2F2

- Thị kính L2 tạo ảnh ảo sau cùng A2B2 lớn hơn vật nhiều lần và ngược chiều so với vật AB.

-  Mắt đặt sau thị kính L2 để quan sát sẽ nhìn thấy ảnh A2B2 của vật AB tạo bơi kính hiển vi

- Ảnh sau cùng A2B2 phải được tạo ra trong khoảng nhìn rõ của mắt. Do đó phải điều chỉnh kính để thay đổi khoảng cách d1 từ vật AB đến vật kính O1.

- Nếu ảnh của vật cần quan sát được tạo ra ở vô cực thì ta có sự ngắm chừng ở vô cực.

* Khi quan sát vật bằng kính hiển vi phải thực hiện như sau:

- Vật phải được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng trong suốt, đó là tiêu bản.

- Vật được cố định trên giá, ta dời toàn bộ ống kính từ vị trí sát vật ra xa dần bằng ốc vi cấp.

IV - SỐ BỘI GIÁC KHI NGẮM CHỪNG Ở VÔ CỰC

 G=|k1|G2=δĐf1f2

Trong đó:

+ G: số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực

+ k1: số phóng đại của vật kính L1

+ G2: số bộ giác của thị kính L2

+ δ: độ dài quang học

+ f1: tiêu cự của vật kính L1

+ f2: tiêu cự của thị kính L2

+ Đ=OCC: khoảng nhìn rõ gần nhất của mắt

Sơ đồ tư duy về kính hiển vi


Quảng cáo

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>>  2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM; 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

close