Lý thuyết thủy quyển, nước trên lục địaBài 11 Thủy quyển, nước trên lục địa Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Bài 11. Thủy quyển, nước trên lục địa 1. Khái niệm thủy quyển - Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật. - Mỗi bộ phận của thủy quyển đều có vai trò quan trọng. + Nước trong đại dương và băng tuyết giữ ổn định nhiệt độ bề mặt Trái Đất. + Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa giúp duy trì sự sống trên đất liền 2. Nước trên lục địa a. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan nuôi dưỡng. - Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính: nguồn cấp nước và bề mặt lưu vực. + Nguồn cấp nước: ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Có hai nguồn cấp nước chính là nước ngầm và nước trên mặt. + Bề mặt lưu vực: Địa hình: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy, Khu vực sườn đón gió có lượng nước sông dồi dào hơn sườn khuất gió. Hồ đầm và thực vật có tác dụng điều tiết chế độ dòng chảy của sông.. Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu: Ảnh hưởng đến khả năng tập trung và thoát lũ. Ví dụ: Sông Hồng có số lượng phụ lưu lớn, tập trung vào một đoạn sông ngắn gần Việt Trì, số lượng chi lưu lại ít đã khiến cho lũ đến nhanh, rút chậm, dễ gây ngập úng ở khu vực đồng bằng. b. Hồ - Hồ là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đất, không trực tiếp thông với biển. - Phân loại: Dựa theo nguồn gốc hình thành, gồm các loại: + Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động từ hoạt động của núi lửa, thường hình thành trên miệng núi lửa đã tắt, độ sâu lớn. Ví dụ hồ Cra-tơ (Mỹ), Ka-oa I-gen (In-do-ne-si-a), … + Hồ kiến tạo: hình thành tại nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển. Hồ thường dài và sâu. Ví dụ: hồ đông châu Phi,... + Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách khỏi dòng chính sau khi chuyển dòng. Hồ thường nông, có hình dạng cong. Ví dụ: Hồ Tây (Việt Nam),... + Hồ băng hà: hình thành do trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào mòn mặt đất bên dưới. Khi sông băng không còn, các hố lõm trở thành lòng hồ. ví dụ: Ngũ Hồ ở Mỹ. + Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo ra với các mục đích khác nhau: thủy điện, thủy lợi, cảnh quan,... (Hồ Hòa Bình ở Việt Nam). c. Nước băng tuyết - Tuyết được hình thành do khi nhiệt độ xuống dưới 0oC, mưa sẽ chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp. - Nếu lượng tuyết tan ra hàng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và tạo thành băng. - Băng được hình thành qua nhiều năm, khi đạt đến độ dày nhất định, trọng lực sẽ khiến chúng di chuyển tạo thành sông băng. Sông băng có quy mô lớn và có thể biến đổi địa hình nơi nó đi qua. Khi nhiệt độ tăng, băng tan ra cung cấp nước và tạo thành mùa lũ cho các con sông trong khu vực. - Băng tuyết phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới, các khu vực núi cao. d. Nước ngầm - Nước ngầm tồn tại dưới bề mặt đất, hình thành do nước trên mặt thấm xuống. - Mực nước và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật. Mực nước ngầm nông ở những khu vực ẩm ướt, đất đá dễ thẩm thấu nước, còn khu vực khô hạn thì mực nước ngầm sâu hơn. - Hàm lượng khoáng chất có trong nước ngầm phụ thuộc vào từng khu vực và tính chất của đá. - Ý nghĩa: có vai trò quan trọng đối với tự nhiên, kinh tế xã hội: cung cấp nguồn nước ngọt cho con người, cung cấp nước cho sông, hồ đầm, chống sụt lún,... - Hiện nay, việc sử dụng không hợp lí, chôn lấp và xử lí rác thải không đúng cách ở nhiều nơi đã ảnh hưởng tới chất và lượng của nước ngầm. e. Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt - Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãnh phí. - Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt. - Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới. Quảng cáo
|