Lý thuyết hàm số

1. Định nghĩa

Quảng cáo

1. Định nghĩa

Cho DR,Dϕ. Một hàm số xác định trên D là một quy tắc f cho tương ứng mỗi số xD với một và duy nhất chỉ một số yR. Ta kí hiệu:

f:DRxy=f(x)

Tập hợp D được gọi là tập xác định (hay miền xác định), x được gọi là biến số, y0=f(x0) tại x=x0.

Một hàm số có thể được cho bằng một công thức hay bằng biểu đồ hay bằng bảng.

Lưu ý rằng, khi cho nột hàm số bằng công thức mà không nói rõ tập xác định thì ta ngầm hiểu tập xác định D là tập hợp các số xR mà các phép toán trong công thức có nghĩa.

2. Đồ thị

Đồ thị của hàm số:

f:DRxy=f(x)

là tập hợp các điểm (x;f(x)),xD trên mặt phẳng tọa độ.

3. Sự biến thiên

Hàm số y=f(x) là đồng biến trên khoảng (a;b) nếu với mọi x1,x2(a;b)x1<x2f(x1)<f(x2) hay x1x2 ta có f(x1)f(x2)x1x2>0.

Hàm số y=f(x) là nghịch biến trên khoảng (a;b) nếu với mọi x1,x2(a;b) mà x1<x2f(x1)>f(x2) hay x1x2 ta có f(x1)f(x2)x1x2<0.

4. Tính chẵn lẻ của hàm số

Hàm số

f:DRxy=f(x) được gọi là hàm số chẵn nếu: xDxDf(x)=f(x), là hàm số lẻ nếu xDxDf(x)=f(x).

Ví dụ:

Hàm số y=f(x)=x2 là hàm số chẵn trên R vì:

+) Với mọi xR thì xR.

+) f(x)=(x)2=x2=f(x).

Hàm số y=g(x)=1x là hàm số lẻ trên D=R{0} vì:

+) Với mọi xD thì xD.

+) g(x)=1x=1x=g(x).

Hàm số y=x không là hàm chẵn cũng không là hàm lẻ trên D=[0;+) vì  x=1D nhưng x=1D.

Đồ thị của hàm số chẵn có trục đối xứng là trục tung.

Đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc O của hệ trục tọa độ làm tâm đối xứng.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.

close