Lý thuyết Điện trường - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạoCường độ điện trường Cường độ điện trường của điện tích điểm Đường sức điện Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
BÀI 12: ĐIỆN TRƯỜNG 1. Cường độ điện trường a. Khái niệm điện trường - Điện trường là dạng vật chất bao quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên các điện tích khác đặt trong nó b. Cường độ điện trường - Cường độ điện trường do điện tích Q sinh ra tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về mặt tác dụng lực tại điểm đó. Đây là một đại lượng véc tơ và được xác định bởi biểu thức \(\overrightarrow E = \frac{{\overrightarrow F }}{q}\) Với \(\overrightarrow F \) là lực do điện tích Q tác dụng lên một điện tích q đặt tại điểm đó. - Đơn vị: Niu tơn trên Cu lông (N/C), Vôn trên mét (V/m) 2. Cường độ điện trường của điện tích điểm - Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm M cách điện tích một đoạn r trong chân không có phương nằm trên đường thẳng nối điện tích và điểm M, có chiều hướng ra ca điện tích nếu Q>0 và hướng lại gần điện tích nếu Q<0, có độ lớn là: \(E = k\frac{{\left| Q \right|}}{{{r^2}}}\)
3. Đường sức điện a. Điện phổ
b. Khái niệm đường sức điện
- Đường sức điện là đường mô tả điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường cũng trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó - Đặc điểm: + Tại mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức từ đi qua. Số lượng đường sức điện qua một đơn vị diện tích vuông góc với đường sức tại một điểm trong không gian đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó + Các đường sức điện là những đường cong không kín. Đường sức điện phải bắt đầu từ một điện tích dương (hoặc ở vô cực) và kết thúc ở một điện tích âm (hoặc ở vô cực) c. Khái niệm điện trường đều
- Điện trường đều là điện trường có véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau. Điện trường đều có các đường sức điện song song, cách đều nhau Sơ đồ tư duy về “Điện trường”
Quảng cáo
|