Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện trang 93, 94, 95 Vật Lí 11 Chân trời sáng tạoMáy khử rung tim xách tay là thiết bị được các đội y tế thường dùng để cấp cứu bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và tạo nhịp tim ổn định cho bệnh nhân. Khi hoạt động, các điện cực của máy được đặt trên ngực của bệnh nhân để tạo dòng điện đi qua tim bệnh nhân trong thời gian rất ngắn (Hình 15.1), Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 93 KĐ Máy khử rung tim xách tay là thiết bị được các đội y tế thường dùng để cấp cứu bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim và tạo nhịp tim ổn định cho bệnh nhân. Khi hoạt động, các điện cực của máy được đặt trên ngực của bệnh nhân để tạo dòng điện đi qua tim bệnh nhân trong thời gian rất ngắn (Hình 15.1), tạo điều kiện cho tim bệnh nhân hoạt động bình thường. Thiết bị này hoạt động dựa vào khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện bên trong thiết bị. Theo em, tụ điện dự trữ được năng lượng dựa trên nguyên tắc nào?
Lời giải chi tiết: Cách thức hoạt động của tụ là lưu trữ năng lượng dưới dạng điện trường, bằng cách lưu trữ các electron. Khi 2 bản tụ được tích điện, chúng sẽ tạo ra sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 đầu bản cực. Câu hỏi tr 94 CH 1 Vận dụng kiến thức đã học và công thức (15.1), em hãy rút ra công thức (15.2). Lời giải chi tiết: Ta có: \(A = \frac{{QU}}{2}\) Công tổng cộng để tích điện cho tụ từ trạng thái ban đầu đến khi có điện tích Q là năng lượng được dự trữ trong tụ điện dưới dạng năng lượng điện trường. Và Q=CU nên thay vào công thức trên ta thu được: \(W = \frac{{QU}}{2} = \frac{{C{U^2}}}{2} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\) Câu hỏi tr 94 LT Một tụ điện có điện dung C = 2 pF được tích điện đến điện tích 3,2.10−8 C. Tính năng lượng của tụ điện. Tụ điện này có thể được dùng để duy trì dòng điện trong mạch hay không? Vì sao? Lời giải chi tiết: Năng lượng dự trữ bên trong tụ là: \(W = \frac{{{Q^2}}}{{2C}} = \frac{{{{(3,{{2.10}^{ - 8}})}^2}}}{{{{2.2.10}^{ - 12}}}} = 2,{56.10^{ - 4}}J\) Vì năng lượng dự trữ trong tụ quá nhỏ nên tụ không thể duy trì được dòng đện trong mạch. Câu hỏi tr 94 CH 2 Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống Lời giải chi tiết: Một số ứng dụng của tụ điện trong thực tế:
Hiện nay, hầu hết các sản phẩm bếp từ đều được trang bị một tụ điện. Nó không chỉ là một trong năm linh kiện quan trọng nhất trong mỗi thiết bị điện từ. Mà còn là linh kiện quan trọng bậc nhất trong bo mạch của bếp từ. Bài tập Bài 1 Xét một đám mây tích điện –32 C. Xem đám mây và bề mặt Trái Đất như một tụ điện phẳng, biết điện dung của tụ điện này khoảng 9,27 nF. Hãy tính: a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện. b) Năng lượng của tụ điện này. Lời giải chi tiết: a) Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là: \(U = \frac{Q}{C} = \frac{{32}}{{9,{{27.10}^{ - 9}}}} = 3,{452.10^9}V\) b) Năng lượng của tụ điện là: \(W = \frac{{{Q^2}}}{{2C}} = \frac{{{{32}^2}}}{{2.9,{{27.10}^{ - 9}}}} = 5,{523.10^{10}}J\) Bài tập Bài 2 Xét một máy khử rung tim xách tay. Để cấp cứu cho bệnh nhân, nhân viên y tế đặt hai điện cực của máy khử rung tim lên ngực bệnh nhân và truyền năng lượng dự trữ trong tụ điện cho bệnh nhân. Giả sử tụ điện trong máy có điện dung 70 μF và hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 5 000 V. a) Xác định năng lượng của tụ. b) Giả sử trung bình máy truyền một năng lượng khoảng 200 J qua bệnh nhân trong một xung có thời gian khoảng 2 ms. Xác định công suất trung bình của xung. Lời giải chi tiết: a) Năng lượng của tụ là: \(W = \frac{{C{U^2}}}{2} = \frac{{{{70.10}^6}{{.5000}^2}}}{2} = 875J\) b) Công suất trung bình của xung là: \(\wp = \frac{A}{t} = \frac{{200}}{{{{2.10}^{ - 3}}}} = 100000Ws\) Lí thuyết >> Xem chi tiết: Lý thuyết Năng lượng và ứng dụng của tụ điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
Quảng cáo
|