Lý thuyết các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Lịch sử 7Lý thuyết các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu Quảng cáo
BÀI 2. CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU 1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới a. Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí
b. Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí Tích cực: + Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển. + Mang lại châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu. + Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển. Tiêu cực: - Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa. 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu. a. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản - Quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu. - Quý tộc và thương nhân tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công. - Tư sản ở Tây Âu có vốn, tập hợp được đội ngũ làm thuê, họ lập ra công trường thủ công, đồn điền quy mô lớn, công ty thương mại. - Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện. b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu Xã hội hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản: - Gồm chủ công trường thủ công, chủ đồn điền, nhà buôn lớn… - Có nhiều của cải, có thế lực kinh tế, chưa có địa vị chính trị. Giai cấp vô sản: - Gồm người lao động làm thuê cho chủ tư bản - Thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời. Quảng cáo
|