Giải tiếng Việt trang 8 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo

Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 8 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Tôi nghĩ bây giờ vấn đề đầu tiên là tiền đâu.

Phương pháp giải:

Đọc lại mục Tri thức Tiếng Việt (SGK/11) để xác định biện pháp tu từ chơi chữ ở các ví dụ trên.

Lời giải chi tiết:

a. Ở trường hợp này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng gần âm (tài – tai).

Tác dụng: Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho hai dòng thơ.

b. Ở trường hợp này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng nói lái (đầu tiên – tiền đâu).

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 8 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Sưu tầm một số câu nói của người thân, bạn bè và chính em (trong đó có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ). Nêu đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ này trong mỗi trường hợp.

Phương pháp giải:

Sưu tầm một số câu nói của người thân, bạn bè và chính em trong đời sống hằng ngày có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ và nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Tôi chả sợ gì chỉ sợ già.

=> Biện pháp tu từ chơi chữ dựa trên hiện tượng nói lái (chả sợ gì – chỉ sợ già).

Tác dụng: Tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thí vị, dí dỏm cho lời nói đồng thời tạo tiếng cười trong giao tiếp.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 8 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nêu tác dụng của biện pháp điệp thanh trong hai dòng thơ sau:

Mây nhung pha màu thu trên đời

Sương lam phơi màu thu muôn nơi

(Bích Khê, Tỳ bà)

Phương pháp giải:

Đọc lại hai dòng thơ kết hợp biện điệp thanh đã học để nêu tác dụng.

Lời giải chi tiết:

Trong hai dòng thơ liên tiếp sử dụng thanh bằng gợi ra một khung cảnh lãng mạn và nên thơ với sự xuất hiện của mây và làn sương trong khung cảnh mùa thu của đất trời.

Tác dụng: Biện pháp tu từ điệp thanh làm tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và khả năng diễn đạt, biểu cảm cho hai dòng thơ.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 8 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Cho ngữ liệu sau:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

(Đoàn Phú Tứ, Màu thời gian)

a. Em có nhận xét gì về thanh điệu của các âm tiết trong các dòng thơ trên?

b. Việc sử dụng thanh điệu như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại ngữ liệu kết hợp với kiến thức thanh điệu để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn thơ sử dụng chủ yếu thanh bằng. (Trừ “tím ngát” ở dòng thơ thứ 2).

b. Việc sử dụng thanh điệu như vậy làm tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho diễn đạt đồng thời góp phần làm nên nhạc tính cho đoạn thơ.

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 9 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo em, sự hài hòa về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo ra nhờ những yếu tố nào?

Đường trong làng: hoa dại với mùi rơm...

Người cùng tôi đi dạo giữa đường thơm.

(Huy Cận, Đi giữa đường thơm)

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn thơ, kết hợp kiến thức về thanh điệu đã học.

Lời giải chi tiết:

Sự hài hòa về âm thanh trong đoạn thơ dưới đây được tạo nên nhờ nhiều yếu tố: phối thanh, điệp vần...Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp vần (rơm – thơm) và sử dụng chủ yếu là thanh bằng.

Đường

trong

làng

hoa

dại

với

mùi

rơm

Người

cùng

tôi

đi

dạo

giữa

đường

thơm

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Trắc

Trắc

Bằng

Bằng

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close