Giải tiếng Việt trang 32 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạoChỉ ra những câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời Câu hỏi 1 trang 32 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Chỉ ra những câu rút gọn trong đoạn trích dưới đây. Khôi phục lại các thành phần bị rút gọn và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này. "Thuyền trưởng Ka-hun là ai vậy?” “Trùm của băng đảng đó. Tôi sẽ lần đến những tên khác nữa, nhưng hắn là kẻ mở đầu". (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Năm hạt cam) Phương pháp giải: Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/32, áp dụng Tri thức thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: Câu rút gọn trong đoạn trích: Trùm của băng đảng đó Dựa vào ngữ cảnh của câu, chúng ta có thể khôi phục lại các thành phần bị rút gọn như sau: Thuyền trường Ka-hun là trùm của băng đảng đó. Việc rút gọn câu có tác dụng làm cho câu ngắn gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trước đó. Câu 2 Trả lời Câu hỏi 2 trang 32 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp: a. “A!” anh thốt lên và đặt cái tách xuống, “tôi đã lo ngại về điều này. Chuyện xảy ra như thế nào?". Anh điềm tĩnh nói, nhưng tôi có thể thấy anh đang xúc động mạnh. (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, Năm hạt cam) b. Ở đời, thường có nhiều việc bất đắc dĩ như vậy. Cũng có những việc hay và những việc đó. Một điều nữa làm cho chúng ta suy nghĩ, là cái nguy của sự “ném lao phải theo lao". (Phạm Cao Củng, Vụ án mạng thứ sáu) Phương pháp giải: Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/32, áp dụng Tri thức thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: a) Câu đặc biệt: A! -> bộc lộ cảm xúc. b) Câu đặc biệt: (1) Ở đời, thường có nhiều việc bất đắc dĩ như vậy. (2) Cũng có những việc hay và những việc đó. -> Chỉ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, sự kiện,... Câu 3 Trả lời Câu hỏi 3 trang 33 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong trường hợp sau. Chỉ ra dấu hiệu để phân biệt hai loại câu này. "Anh có vẻ đói", tôi nhận xét. “Đói gần chết. Tôi quên cả ăn. Chẳng có chút gì vào bụng từ bữa điểm tâm đến giờ”. Phương pháp giải: Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/32, áp dụng Tri thức thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: Câu rút gọn: Đói gần chết. Câu đặc biệt: Chẳng có chút gì vào bụng từ bữa điểm tâm đến giờ. Dấu hiệu để phân biệt: - Câu rút gọn là loại câu bị lược bỏ một hoặc một vài thành phần nào đó và có thể khôi phục lại (các) thành phần bị rút gọn nhờ ngữ cảnh. - Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ mà chỉ có một trung tâm cú pháp chính. Loại câu này do một từ hoặc một cụm từ (trừ cụm chủ - vị) cấu tạo thành. Do đó, khác với câu rút gọn chúng ta không thể khôi phục lại các thành phần trong câu đặc biệt (vì câu đặc biệt tồn tại như nó vốn có, nó không phải là câu bị rút gọn thành phần nào đó). Câu 4 Trả lời Câu hỏi 4 trang 33 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Xác định chức năng của các thành phần được in đậm trong câu sau. Thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vi sao? Ồ, tôi đã nắm được hắn. Phương pháp giải: Xem lại Tri thức Ngữ văn SGK/32, áp dụng Tri thức thực hiện yêu cầu Lời giải chi tiết: Ồ: Thành phần cảm thán. Thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt nếu đi kèm với một dấu chấm hoặc dấu chấm than. Ví dụ: Ồ! Tôi đã nắm được hắn. Đây là loại câu đặc biệt có cấu tạo từ một từ và dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu 5 Trả lời Câu hỏi 5 trang 33 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo Cho hai tình huống sau:
a. Với câu hỏi của cô giáo và Quang ở hai tình huống trên, chúng ta có thể có những câu trả lời nào? b. Theo em, câu trả lời của Nam trong mỗi tình huống có phù hợp không? Vì sao? Phương pháp giải: Đọc kĩ tình huống để trả lời Lời giải chi tiết: a. - Với câu hỏi của cô giáo ở tình huống A, chúng ta có thể có những câu trả lời sau: (1) Dạ, phần Tri thức Ngữ văn ạ. (2) Dạ thưa có, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn. (3) Dạ, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ. (4) Dạ, hôm qua, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn 9. … Có thể trả lời bằng một câu rút gọn nhưng nên thêm "a" "dạ" để thể hiện sự lễ phép trong tình huống này. - Với câu hỏi của Quang ở tình huống B, chúng ta có thể có những câu trả lời sau: (1) Trị thức Ngữ văn. (2) Phần Tri thức Ngữ văn. (3) Lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn. (4) Hôm qua, lớp mình học đến phần Tri thức Ngữ văn. b. Câu trả lời của Nam (Tri thức Ngữ văn) phù hợp trong tình huống b (tình huống giao tiếp giữa bạn bè) nhưng không phù hợp trong tình huống a (tình huống giao tiếp giữa cô giáo và học sinh; ngôn ngữ học sinh sử dụng cần có sự lễ phép, kính trọng). Trong tình huống a, câu trả lời của Nam được đánh giá là thiếu lễ phép với cô giáo. Do đó, Nam cần trả lời bằng một câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ hoặc một câu rút gọn nhưng cần thêm các từ ngữ thể hiện sự kính trọng (như các ví dụ ở đáp án của câu a).
Quảng cáo
|