Giải Đọc trang 46 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo

Lập bảng tóm tắt đặc điểm về thi luật của thể thơ song thất lục bát.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 46 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Lập bảng tóm tắt đặc điểm về thi luật của thể thơ song thất lục bát.

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức Ngữ văn SGK/64 để lập bảng tóm tắt đặc điểm về thi luật của thể thơ song thất lục bát.

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm

Thơ song thất lục bát

Số chữ, số dòng

Mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát.

Vần

Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.

Nhịp

Thường ngắt nhịp ¾ ở hai dòng thất, 2/2/2 và 2/2/2/2 ở cặp lục bát

Hài thanh

Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc thanh trắc nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như thơ lục bát).

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 46 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Làm rõ sự khác biệt về thi luật của thể thơ lục bát và song thất lục bát qua hai ví dụ cụ thể là một vài dòng thơ lục bát và song thất lục bát. 

Phương pháp giải:

Đọc lại Tri thức Ngữ văn SGK/64, tìm hai ví dụ cụ thể về thơ song thất lục bát và thơ lục bát.

Lời giải chi tiết:

- Ví dụ thơ lục bát

Công cha/ như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ/ như nước/ trong nguồn/ chảy ra

Một lòng/ thờ mẹ/ kính cha

Cho tròn/ chữ hiếu/ mới là/ đạo con

- Ví dụ thơ song thất lục bát

Trống Trường Thành/ lung lay bóng nguyệt

Khói Cam Tuyên/ mờ mịt thức mây

Chín tầng/ gươm báu/ trao tay

Nửa đêm/ truyền hịch/ định ngày/ xuất chinh

Phương diện so sánh

Thơ lục bát

Thơ song thất lục bát

Số chữ,

số dòng

Cặp câu thơ gồm một dòng sáu chữ, một dòng tám chữ

Mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát

Vần

Sơn - nguồn, ra - cha

-> Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám của dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

Nguyệt: vần trắc

Tay - ngày: vần bằng

Mây - tay: vần liền

-> Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.

Nhịp

Ngắt nhịp chẵn (xem ví dụ)

Thường ngắt nhịp ¾ ở hai dòng thất, 2/2/2 và 2/2/2/2 ở cặp lục bát (xem ví dụ)

Hài thanh

Các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định: Tiếng thứ hai là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc, riêng trong dòng bát, nếu tiếng thứ sáu là thanh bằng (ngang) thì tiếng thứ tám phải là thanh bằng (huyền) và ngược lại

Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc thanh trắc nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như thơ lục bát).

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 46 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

KHÓC DƯƠNG KHUÊ

Nguyễn Khuyến

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi từng gác cheo leo,

 Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân,

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

Buổi dương cứu cùng nhau hoạn nạn,

Phận đầu thăng chẳng dám than trời;

Bác già tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

Trước ba năm gặp bác một lần;

Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.

Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan!

a) Liệt kê vào bảng sau những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê (làm vào vở)

 

Từ ngữ

Hình ảnh

Tình cảm, cảm xúc

Khi mới hay tin bạn qua đời

 

 

 

Khi kể lại kỉ niệm với bạn

 

 

 

Khi nói về việc bạn đột ngột từ giã cõi đời

 

 

 

Khi bạn không còn nữa

 

 

 

Theo em, cách bộc lộ nỗi đau của Nguyễn Khuyến khi hay tin bạn qua đời có gì đặc biệt?

b) Qua tình cảm của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê, em nghĩ gì về nhân cách và tâm sự của tác giả?

c) Xác định bố cục, từ đó nêu mạch cảm xúc của văn bản.

d) Nêu chủ đề, tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.

đ) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua văn bản là gì?

e) Chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng) trong văn bản và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Khóc Dương Khuê và thực hiện các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a)

 

Từ ngữ

Hình ảnh

Tình cảm, cảm xúc

Khi mới hay tin bạn qua đời

Thôi đã thôi rồi, ngậm ngùi lòng ta

Nước trời man mác

Bất ngờ, đau đớn, bàng hoàng

Khi kể lại kỉ niệm với bạn

Duyên trời, cùng nhau hoạn nạn, chẳng dám than trời

Chơi nơi dặm khách, rượu ngon cùng nhắp, bàn soạn câu văn

Xúc động, trìu mến, yêu thương

Khi nói về việc bạn đột ngột từ giã cõi đời

Vội về ngay, chân tay rụng rời, chán đời là phải, vội vàng đã mải lên tiên

Rượu ngon không có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua, câu thơ nghĩ đắn đo không viết, giường kia treo cũng hững hờ, đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn, …

Đau thương, tiếc thương

Khi bạn không còn nữa

Chẳng ở đâu, dẫu van chẳng ở, lấy nhớ làm thương…

Hạt lệ như sương, hơi dâu chuốc lấy hai hàng chứa chan

Thương nhớ, hụt hẫng, cô đơn, trống vắng, buồn bã

Cách bộc lộ nỗi đau khi hay tin bạn qua đời của Nguyễn Khuyến có âm điệu và sắc thái tình cảm riêng của một người lớn tuổi: Nỗi đau lớn được bộc lộ một cách điềm đạm, trầm tĩnh, bởi tác giả là một người bản lĩnh, đã trải qua bao cay đắng của cuộc đời. Biểu hiện cụ thể: từ ngữ mộc mạc, chân thành; hình ảnh và biện pháp tu từ đặc sắc (nói giảm, điệp từ…); sử dụng một loạt các điển cố, điển tích về tình bạn tri âm để thể hiện và khẳng định tình bạn thân thiết; nhịp thơ thay đổi linh hoạt góp phần thể hiện rõ tâm trạng tác giả (đoạn kể lại những kỉ niệm tình bạn với nhịp điệu vui tươi, dồn dập; các đoạn sau, khi tác giả chỉ còn một mình, nhịp thơ chậm rãi, trầm lắng), thể thơ song thất lục bát đặc trưng về vần, nhịp cũng góp phần truyền tải chính xác, chân thật nỗi đau khóc bạn của Nguyễn Khuyến.

b) Tình bạn đẹp đẽ, chân thành, sâu sắc của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê cho thấy ông là một người có nhân cách cao đẹp, một người bạn biết yêu thương, lo lắng, quan tâm, chia sẻ vinh quang lẫn hoạn nạn cùng với bạn mình. Bài thơ cũng nói lên tâm sự thầm kín, nói đau trước thời thế xoay vần của Nguyễn Khuyến (Ai chẳng biết chán đời là phải).

c) Bố cục của văn bản:

- Phần 1 (hai dòng đầu): Sự đau xót, bàng hoàng khi nghe tin bạn mất

- Phần 2 (từ dòng 3 đến dòng 18): Kể lại những kỉ niệm giữa hai người bạn

- Phần 3 (từ dòng 19 đến dòng 28): Nỗi đau mất bạn.

- Phần còn lại: Cảm giác cô đơn, trống vắng của người ở lại vì mất đi người tri kỉ.

Dựa vào bố cục, có thể xác định mạch cảm xúc của văn bản như sau: Sự ra đi đột ngột của người bạn tri kỉ khiến nhà thơ bất ngờ, đau đớn, bàng hoàng khôn xiết. Sau giây phút ấy là tâm trạng xúc động, bồi hồi xen lẫn trìu mến, yêu thương khi nhớ lại những kỉ niệm đẹp của hai người đã gắn bó với nhau từ lúc "đăng khoa ngày trước" cho đến khi tuổi già tóc bạc. Tiếp theo, đó là hồi ức về những ngày đã qua, tác giả cảm nhận rõ ràng, sâu sắc hơn nỗi đau đớn khi mất bạn; không chỉ tiếc thương cho bạn sớm từ giã cõi trần mà còn thương mình từ nay đã mất trí âm, tri kỉ. Ở đoạn này, nỗi đau khóc bạn được hoà cùng nỗi u uất thời thế của tác giả. Cuối cùng là nỗi đau của người già khi mất bạn, sự sâu sắc của tình bạn keo sơn thể hiện rõ nhất ở bốn dòng cuối: Lấy nhớ làm thương, đau đớn, chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.

d) Chủ đề của văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc, thân thiết về tình bạn và niềm xót thương của tác giả khi nghe tin bạn mất.

Căn cứ xác định chủ đề: Nhan đề (Khóc Dương Khuê); bố cục, mạch nội dung - cảm xúc, hệ thống từ ngữ, hình ảnh; biện pháp tu từ, điển cố, điển tích,... thể hiện nội dung/ vấn đề chính được đề cập trong văn bản.

Tư tưởng của văn bản: Những nhận thức và trải nghiệm sâu sắc về vai trò, giá trị lớn lao của tình bạn trong đời sống tình cảm của con người.

Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Ngợi ca tình bạn và bày tỏ niềm đau đơn, tiếc thương vô hạn của Nguyễn Khuyến khi người bạn thân thiết của nhà thơ là Dương Khuê từ giã cõi đời.

đ) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm thông qua văn bản: Con người sống không thể thiếu tình bạn, nhất là tình bạn tri kỉ, tri âm; vì vậy, hãy trân trọng, yêu thương, đối xử chân thành với những người bạn, trân trọng, giữ gìn tình bạn và những kỉ niệm về tình bạn,...

e) Học sinh tự chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng thơ) trong bài Khóc Dương Khuê và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó. Tham khảo cách phân tích một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn sau:

Ai chẳng biết chán đời là phải (T),

Sao vội vàng đã mải (T) lên tiên (B);

Rượu ngon không có bạn hiền (B),

Không mua không phải không tiền (B) không mua (B).

Câu thơ nghĩ đắn đo (B) không viết (T),

Viết đưa ai, ai biết (T) mà đưa (B);

Giường kia treo cũng hững hờ (B),

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ (B) tiếng đàn (B).

Vần: Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc): phải – mái. Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vân bằng): tiên – hiến. Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vẫn bằng): mua – do và cứ thế tiếp tục.

Nhịp: Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4, dòng lục ngắt nhịp 2/2/2 và dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close