Duy nhất từ 08-10/01
Bài 22: Khái quát về vi sinh vật trang 106, 107, 108, 109 Sinh 10 Chân trời sáng tạoVì sao khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối? Vì sao chúng ta nên vệ sinh sạch đồ dùng đựng trái cây, sữa, cơm? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 106
Hướng dẫn giải: - Các loại thực phẩm là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật. Nhiều loại vi sinh vật phát triển rất tốt ở môi trường nóng, ấm. - Vi sinh vật có số lượng nhiều, phân bố trong tất cả các môi trường và các điều kiện nhiệt độ, áp suất,.. khác nhau, phát triển và sinh sản nhanh Lời giải chi tiết: Câu 1: Môi trường nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật và trong trái cây, sữa, cơm có chứa dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của vi sinh vật, do đó khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối. Câu 2: Nếu không vệ sinh sạch đồ dùng đựng trái cây, sữa, cơm, các vi sinh vật sẽ phát triển trong các đồ dùng đó tạo nên các vết mốc, vết bẩn và có thể sinh ra các chất độc đến cơ thể con người nếu tiếp tục sử dụng các đồ dùng đó.
Hướng dẫn giải: Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi, phần lớn có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào. Lời giải chi tiết: Câu 1: Vi sinh vật có thể là các sinh vật đơn bào hoặc sinh vật đa bào. Câu 2: Vi sinh vật có kích thước cực kì nhỏ bé, không thể quan sát bằng mắt thường mà phải quan sát bằng kính hiển vi. Câu hỏi tr 107
Hướng dẫn giải: Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở khắp mọi nơi, có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường. Phần lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào. Lời giải chi tiết: Các đặc điểm của vi sinh vật: - Có kích thước nhỏ. - Cơ thể có thể là đơn bào, tập đoàn đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực. - Số lượng nhiều, phân bố rộng. - Khả năng hấp thụ và chuyển hóa vật chất nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh
Hướng dẫn giải: Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật có thể được chia thành các nhóm vi khuẩn cổ, vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh. Lời giải chi tiết: Halobacteria: Thuộc nhóm vi khuẩn cổ Trùng Amip: Thuộc nhóm động vật nguyên sinh. Escherichia coli: Thuộc nhóm vi khuẩn Chlorella: Thuộc nhóm vi nấm
Hướng dẫn giải: Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là cách sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon để tổng hợp nên các chất sống cho tế bào. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật gồm có quang tự dưỡng, hoá tự dưỡng, quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng. Lời giải chi tiết: Câu 4: Quang tự dưỡng: Trùng roi xanh, tảo lục, vi khuẩn lam, tảo lam xoắn, tập đoàn Volvox. Hóa dị dưỡng: Nấm men, nấm mốc trên quả cam. Câu 5: Nguồn nguyên liệu của vi khuẩn - Quang tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn nguyên liệu carbon là CO2. - Quang dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn nguyên liệu carbon là các chất hữu cơ. Câu hỏi tr 108
Hướng dẫn giải: Tuỳ nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng của vi sinh vật, mà vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng sau: - Quang tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2. - Hoá tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2. - Quang dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ. - Hoá dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ và nguồn carbon là chất hữu cơ. Lời giải chi tiết: Câu 1: Bảng so sánh các kiểu dinh dưỡng khác nhau ở vi sinh vật: Câu 2: Ví dụ minh hoạ ở các hình thức dinh dưỡng: - Quang tự dưỡng: Vi khuẩn màu tía chứa lưu huỳnh (Chromatiales Vampirococcus,...), vi khuẩn màu lục chứa lưu huỳnh (Prosthecochloris aestuarii,...). - Hoá tự dưỡng: Vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosopumilus maritimus, Nitrososphaera viennensis,...). - Quang dị dưỡng: Vi khuẩn màu tía chứa lưu huỳnh (Rhodopseudomonas palustris,...), vi khuẩn màu lục chứa lưu huỳnh (Chloroflexus aurantiacus,...),... - Hoá dị dưỡng: Vi nấm (Pyricularia oryzae,...), động vật nguyên sinh (trùng giày,...), vi khuẩn (Thiomargarita namibiensis,...),....
Hướng dẫn giải: Một số phương pháp phổ biến nghiên cứu vi sinh vật: phân lập, nghiên cứu hình thái, nghiên cứu đặc điểm hóa sinh,... Lời giải chi tiết: Câu 6: Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm: - Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi. - Phương pháp nuôi cấy. - Phương pháp phân lập vi sinh vật. - Phương pháp định danh vi khuẩn. Câu 7: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật khác: Cấy chuyển, soi tươi, nhuộm gram,...
Hướng dẫn giải: Một số nhóm vi sinh vật: - Vi khuẩn: Thiomargarita namibiensis, Vibrio Cholerae, Bacillus anthracis,... - Vi nấm: Pyricularia oryzae, Stachybotrys chartarum,... - Động vật nguyên sinh: Paramecium multimicronucleatum, trùng roi xanh, trùng biến hình,... Lời giải chi tiết: Câu 1: Ví dụ về một số loại vi sinh vật cho mục tiêu nghiên cứu kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,...: cầu khuẩn Thiomargarita namibiensis (đường kinh khoảng 0,1 – 0,3 nm); trực khuẩn Bacillus anthracis (chiều dài khoảng 3-5 µm), phẩy khuẩn Vibrio Cholerae (chiều dài khoảng 2,7 – 3,5 µm),.... Câu 2: Ví dụ về một số loại vi sinh vật cho mục tiêu nghiên cứu khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc: nấm mốc có thể hoạt động trong môi trường đặc và kị khí; các loại vi khuẩn trong sữa, sữa chua uống hoạt động trong môi trường lỏng,... Câu hỏi tr 109
Hướng dẫn giải: - Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở khắp mọi nơi, có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường. Phần lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào. - Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật sau: + Quang tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2. + Hoá tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2. + Quang dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ. + Hoá dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ và nguồn carbon là chất hữu cơ. Lời giải chi tiết: Câu 1: Các tảo gây hiện tượng tảo biển nở hoa có kích thước rất nhỏ, và sống với nhau thành tập đoàn lớn, do đó chúng thuộc vi sinh vật. Vậy thuỷ triều đỏ này là do vi sinh vật gây ra. Câu 2: Một số ứng dụng của vi sinh vật dựa theo nhu cầu dinh dưỡng: - Ứng dụng nấm men (hóa dị dưỡng) trong lên men các thực phẩm như bánh mì, muối chua, sản xuất bia,... - Ứng dụng của các vi khuẩn hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng trong bảo vệ môi trường như làm sạch nước, sản xuất nguyên nhiên liệu sinh học... - Ứng dụng của các vi khuẩn nitrat hóa, phản nitrat hóa (quang dị dưỡng) để cung cấp đạm cho cây trồng. - ....
Quảng cáo
|