Giải mục 1 trang 53 SGK Toán 11 tập 1 - Cùng khám phá

Các dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) và \(\left( {{v_n}} \right)\) dưới đây được cho bằng cách liệt kê:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động 1

Các dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) và \(\left( {{v_n}} \right)\) dưới đây được cho bằng cách liệt kê:

\(\begin{array}{l}\left( {{u_n}} \right):1,\,3,\,9,\,27,\,81,\,243,...\\\left( {{v_n}} \right):2, - 1,\frac{1}{2}, - \frac{1}{4},\frac{1}{8},...\end{array}\)

a) Hãy dự đoán quy luật hình thành các số hạng của các dãy số trên.

b) Hãy viết ba số hạng tiếp theo của các dãy số trên.

Phương pháp giải:

a) So sánh số sau với số trước để tìm ra quy luật.

b) Dựa theo quy luật dự đoán ở phần a để tính 3 số hạng tiếp theo.

Lời giải chi tiết:

a) \(\left( {{u_n}} \right)\): Số sau gấp 3 lần số trước.

\(\left( {{v_n}} \right)\): Số sau bằng số sau nhân với \( - \frac{1}{2}\).

b) Ba số hạng tiếp theo của dãy \(\left( {{u_n}} \right)\) là 729, 2187, 6561.

Ba số hạng tiếp theo của dãy \(\left( {{v_n}} \right)\) là \( - \frac{1}{{16}},\frac{1}{{32}}, - \frac{1}{{64}}\).

Luyện tập 1

Tìm số hạng thứ tư và số hạng thứ năm của cấp số nhân 16, 24,…

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức \({u_{n + 1}} = {u_n}.q\).   

Lời giải chi tiết:

Ta có: \({u_1} = 16,{u_2} = 24 \Rightarrow q = \frac{{24}}{{16}} = \frac{3}{2}\)

\( \Rightarrow {u_3} = 24.\frac{3}{2} = 36;{u_4} = 36.\frac{3}{2} = 54;{u_5} = 81\).

Vậy số hạng thứ 4 là 54, số hạng thứ 5 là 81.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close