Bài 2. Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Brønsted - Lowry về acid - base trang 15, 16, 17, 18, 19 Hóa học 11 Cánh diều

Quan sát Hình 2.1, em hãy nêu những sự khác nhau giữa chất điện li và chất không điện li.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 15

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi mở đầu: Quan sát Hình 2.1, em hãy nêu những sự khác nhau giữa chất điện li và chất không điện li.

Phương pháp:

Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

Lời giải chi tiết:

a) Trong dung dịch chất điện li có các hạt ion âm và ion dương.

b) Trong dung dịch chất không điện li có phân tử chất.

CH tr 16

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Trong thí nghiệm trên, đèn sáng hay không sáng chứng tỏ tính chất vật lí nào của dung dịch chất tan?

Phương pháp:

Bản chất của dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện như electron (ví dụ trong kim loại) hoặc ion (ví dụ trong dung dịch, trong muối nóng chảy,...).

Lời giải chi tiết:

Trong thí nghiệm trên, đèn sáng hay không sáng chứng tỏ tính chất dẫn điện của dung dịch chất tan.

Trong dung dịch chất chất tan có ion, dung dịch đó có khả năng dẫn điện.

Trong dung dịch chất chất tan không có ion, dung dịch đó không có khả năng dẫn điện.

Câu hỏi 2: Dự đoán trong thí nghiệm trên, cốc thuỷ tinh chứa nước nguyên chất thì đèn sáng hay không.

Phương pháp:

Bản chất của dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện như electron (ví dụ trong kim loại) hoặc ion (ví dụ trong dung dịch, trong muối nóng chảy,...).

Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

Lời giải chi tiết:

Trong nước nguyên chất có cân bằng hóa học:

Tuy nhiên lượng ion H+ và OH- quá nhỏ, không đủ khả năng tạo nên dòng điện. Do đó trong thí nghiệm trên, cốc thuỷ tinh chứa nước nguyên chất thì đèn không sáng.

Câu hỏi 3: Tìm hiểu và cho biết những chất nào sau đây thuộc loại chất điện li: HCl, Fe, BaCl2, Ca(OH)2, CH3COOH, O2.

Phương pháp:

Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

Hầu hết các acid, base và muối tan được trong nước thuộc loại chất điện li.

Rất nhiều chất hữu cơ tan được trong nước như đường saccharose (C12H22O11), ethanol, glycerol,... là những chất không điện li

Lời giải chi tiết:

Hầu hết các acid, base và muối tan được trong nước thuộc loại chất điện li.

Chất điện li: HCl, BaCl2, Ca(OH)2, CH3COOH.

CH tr 17

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Ở quá trình (3b), nước đóng vai trò là acid hay base? Vì sao?

Phương pháp:

Thuyết Bronsted – Lowry về acid – base: Acid là những chất có khả năng cho H+, base là những chất có khả năng nhận H+.

Lời giải chi tiết:

HCl + H2O → H3O+ + Cl- (3b)

H2O nhận H+ từ HCl nên H2O là base.

Câu hỏi 2: Trong cân bằng (4), hãy chỉ ra hai acid và hai base. Giải thích.

Câu hỏi 3: Dựa vào cân bằng (4) và (5), hãy giải thích vì sao H2O được cho là chất có tính lưỡng tính (là chất vừa có tính acid, vừa có tính base).

CH tr 18

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Cho các chất sau: HBr, HI, H2S, KOH, NH3. Hãy phân loại chúng thành acid mạnh, base mạnh, acid yếu và base yếu.

 

Phương pháp

Acid mạnh và base mạnh phân li hoàn toàn trong nước (nên không tồn tại dạng phân tử trong nước). Acid yếu và base yếu phân li một phần trong nước.

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}HBr \to {H^ + } + B{r^ - }\\HI \to {H^ + } + {I^ - }\\{H_2}S \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + H{S^ - }\\HS -  \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H^ + } + {S^{2 - }}\\KOH \to {K^ + } + O{H^ - }\\N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ +  + O{H^ - }\end{array}\)

Acid mạnh: HBr, HI

Acid yếu: H2S

Base mạnh: KOH

Base yếu: NH3

Câu hỏi 2: Trong các cân bằng (7), (8a), (8b) xác định acid và các base

CH tr 19

Video hướng dẫn giải

Câu hỏi 1: Tương tự Ví dụ 5, hãy cho biết dung dịch phèn sắt (NH4 Fe(SO4)2.12H2O) có môi trường acid hay base. Giải thích. Vì sao người ta có thể dùng phèn sắt để loại bỏ các chất lơ lửng trong nước?

Bài tập 1: Nếu dòng điện chạy qua được dung dịch nước của một chất X, những phát biểu nào sau đây sai?

a) Chất X là chất điện li.

b) Trong dung dịch chất X có các ion dương và ion âm.

c) Chất X ở dạng rắn khan cũng dẫn điện.

d) Trong dung dịch chất X có electron tự do.

Phương pháp:

Bản chất của dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện như electron (ví dụ trong kim loại) hoặc ion (ví dụ trong dung dịch, trong muối nóng chảy,...).

Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

Lời giải chi tiết:

Nếu dòng điện chạy qua được dung dịch nước của một chất X thì chất X là một chất điện li, trong dung dịch X chứa ion âm và ion dương → Phát biểu a, b đúng.

Chất X ở dạng rắn khan không dẫn được điện vì ở dạng rắn khan, X không có các hạt mang điện (ion hoặc electron) → Phát biểu c sai.

Trong dung dịch chất X có các ion, không có electron tự do → Phát biểu d sai.

Bài tập 2: Giải thích vì sao dung dịch HCl dẫn diện tốt hơn dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ.

Phương pháp:

Acid mạnh và base mạnh phân li hoàn toàn trong nước (nên không tồn tại dạng phân tử trong nước). Acid yếu và base yếu phân li một phần trong nước.

Lời giải chi tiết:

HCl là một acid mạnh, trong dung dịch, HCl phân li hoàn toàn: HCl + H2O → H3O+ + Cl-

CH3COOH là một acid yếu, trong dung dịch, CH3COOH phân li không hoàn toàn:

 

Do đó tuy cùng nồng độ dung dịch HCl dẫn diện tốt hơn dung dịch CH3COOH.

Bài tập 3: Giải thích vai trò của nước trong sự điện li của HCl và NaOH.

Phương pháp:

Quá trình phân li các chất khi tan trong nước thành các ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li thành các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.

Lời giải chi tiết:

Nước là phân tử phân cực (các nguyên tử H mang một phần diện tích dương và nguyên tử O mang một phần diện tích âm) nên khi hoà tan NaOH và HCl vào nước, xuất hiện tương tác của nước với các ion. Tương tác này sẽ bứt các ion Na+ và OH- khỏi tinh thể NaOH và bứt các ion H+, Cl- ra khỏi phân tử HCl để tan vào nước.

  • Bài 3. pH của dung dịch - Chuẩn độ acid - base trang 20, 21, 22, 23, 24, 25 Hóa học 11 Cánh diều

    Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn, acetic acid (CH3COOH) phân li theo phương trình sau: a) Em hãy dự đoán vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion nào. b) Trong chế biến nước chấm, càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chua. Khi đó, nồng độ của ion nào tăng lên? c) Làm thế nào để xác định được nồng độ ion H+ trong dung dịch acid?

  • Bài 1. Mở đầu về cân bằng hóa học trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Hóa học 11 Cánh diều

    Khí NO2 (màu nâu đỏ) liên tục chuyển hoá thành khí N2O4 (không màu) và ngược lại, tại một điều kiện xác định. Tại điều kiện này, khí NO2 cũng như khí N2O4 trong các bình riêng biệt (Hình 1.1), sau một thời gian đều chuyển thành hỗn hợp khí có thành phần như nhau và không đổi theo thời gian.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close