UBND QUẬN BÌNH TÂN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
|
Câu 1: (3 điểm) (ID: 379394)
Đọc đoạn văn sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
a. (1 điểm) Thông hiểu
Vì sao cô học sinh đã len lén nhét tờ 5000 đồng vào túi quần của ông già mà không đưa trực tiếp cho ông?
b. (1 điểm) Thông hiểu
Câu: “Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười” giúp em hiểu thêm điều gì về cô học sinh?
c. (1 điểm) Vận dụng
Suy nghĩ của em về “người tử tế” được gợi lên qua câu chuyện trên. Trình bày khoảng 5-7 dòng.
Câu 2: (3 điểm) (ID: 379398) Vận dụng cao
Nhà văn Nguyễn Đình Thi khi còn sống đã than rằng ông cả đời sợ nhất hai loại rác: rác ngôn ngữ và rác thải.
Lời tâm sự của nhà văn đã gợi cho em những suy nghĩ gì về hiện trạng rác thải ngôn ngữ xung quanh ta hiện nay. Hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em.
Câu 3: (4 điểm) (ID: 379399) Vận dụng cao
Gần bốn năm gắn bó với ngôi trường em đang học, biết bao buồn, vui lẫn lộn cùng thầy, cô, bè bạn,…
Em hãy xây dựng câu chuyện mà có lần vì em sử dụng sai mục đích của mạng xã hội, em đã làm mất đi người bạn tốt, làm xấu đi tính tốt đẹp của mạng xã hội, làm mất niềm tin của thầy, cô, bạn bè. Qua câu chuyện đó em đã “lớn lên” được gì trong suy nghĩ và hành động.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN ….
Câu
|
Nội dung
|
1
|
a.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích
Cách giải:
- Cô gái lén đưa cho ông cụ mà không đưa trực tiếp để tránh ông không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.
b.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, phân tích
Cách giải:
- Hành động “lẳng lặng mỉm cười” của cô gái sau khi giúp đỡ ông cụ cho thấy cô gái là người hết sức tốt bụng, lại cũng vô cùng tinh tế, giúp đỡ người khác thầm lặng không mong cầu sự trả ơn.
c.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Giới thiệu vấn đề: người tử tế
- Giải thích người tử tế là gì? là những người sống lương thiện, luôn quan tâm, giúp đỡ người khác.
- Biểu hiện người tử tế: Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác; luôn trung thực, không gian dối, vụ lợi,….
- Ý nghĩa sự tử tế: luôn nhận được sự yêu quý, kính trọng của mọi người; giúp cuộc sống trở nên ấm áp, tốt đẹp hơn; bản thân luôn thấy thanh thản, hạnh phúc,…
- Phê phán những kẻ sống gian trá, vụ lợi, vô cảm trước cuộc sống.
- Tổng kết vấn đề.
|
2
|
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên.
+ Bài văn đầy đủ ba phần; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu vấn đề: rác thải ngôn ngữ
2. Giải thích
- Rác ngôn ngữ là gì? Rác thải ngôn ngữ được hiểu là ngôn từ dùng không đúng chuẩn mực, không đúng thuần phong mĩ tục của dân tộc.
3. Bàn luận
- Thực trạng:
+ Sử dụng tiếng lóng, nói bậy, chửi tục,…
+ Sử dụng tiếng Việt tùy tiện, bừa bãi.
Dẫn chứng minh họa
- Nguyên nhân:
+ Sự bùng nổ công nghệ thông tin, giới trẻ được tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa, nhưng không có sự cân nhắc, lựa chọn một cách kĩ lưỡng trước khi sử dụng.
+ Bắt theo trào lưu sử dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài,…
+ Sự buông lỏng trong khâu quản lí của các trang mạng xã hội khiến cho “rác ngôn ngữ” càng trở nên phổ biến.
- Giải pháp:
+ Mọi người cần ý thức, sử dụng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Có biện pháp quản lí chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông.
+…
4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề
|
3
|
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm bài để tạo lập văn bản
+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên.
+ Bài văn đầy đủ ba phần; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện là gì?
- Diễn biến câu chuyện:.
- Kết thúc câu chuyện em đã nhận ra sai lầm của bản thân là gì?
- Bài học rút ra qua câu chuyện đó là gì?
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
|
Loigiaihay.com