Giải câu hỏi trắc nghiệm trang 50, 51 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 1Tam giác ABC vuông tại A thì: A. (sin B + cos C = 0). B. (sin C + cos B = 0). C. (sin B - cos C = 0). D. (cos B + cos C = 0). Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi Câu 1 trang 50 SBT Toán 9 Kết nối tri thức Tam giác ABC vuông tại A thì: A. \(\sin B + \cos C = 0\). B. \(\sin C + \cos B = 0\). C. \(\sin B - \cos C = 0\). D. \(\cos B + \cos C = 0\). Phương pháp giải: Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia. Lời giải chi tiết: Tam giác ABC vuông tại A nên hai góc B và C phụ nhau. Do đó, \(\sin B = \cos C\), suy ra \(\sin B - \cos C = 0\). Chọn C Câu 2 Trả lời câu hỏi Câu 2 trang 50 SBT Toán 9 Kết nối tri thức Tam giác ABC vuông tại A thì: A. \(\tan B + \tan C = 0\). B. \(\tan B + \cot C = 0\). C. \(\tan B - \cot C = 0\). D. \(\cot B + \cot C = 0\). Phương pháp giải: Nếu hai góc phụ nhau thì tang góc này bằng côtang góc kia. Lời giải chi tiết: Tam giác ABC vuông tại A nên hai góc B và C phụ nhau. Do đó, \(\tan B = \cot C\), suy ra \(\tan B - \cot C = 0\). Chọn C Câu 3 Trả lời câu hỏi Câu 3 trang 51 SBT Toán 9 Kết nối tri thức Chọn câu sai: Cho góc nhọn \(\alpha \) có \(\sin \alpha = \frac{1}{2}\) thì A. \(\frac{1}{{\tan \alpha }} = \sqrt 3 \). B. \(\frac{1}{{\sin \alpha }} = 2\). C. \({\tan ^2}\alpha = \frac{1}{3}\). D. \({\cos ^2}\alpha = \frac{1}{4}\). Phương pháp giải: + \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) nên tính được \({\cos ^2}\alpha \), cos\(\alpha \). + \(\tan \alpha = \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }}\) nên tính được tan \(\alpha \). Lời giải chi tiết: Ta có: \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) nên \({\cos ^2}\alpha = 1 - {\sin ^2}\alpha = 1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} = \frac{3}{4}\) Do \(\alpha \) là góc nhọn nên cos\(\alpha \)>0, \(\cos \alpha = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\). Lại có: \(\tan \alpha = \frac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }} = \frac{{\frac{1}{2}}}{{\frac{{\sqrt 3 }}{2}}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\) nên \({\tan ^2}\alpha = \frac{1}{3}\) Chọn C
Quảng cáo
|