Giải bài Vi hành trang 5, sách bài tập Ngữ Văn 12 - Cánh diều

Nêu ý nghĩa của nhan đề truyện “Vi hành”Vi hành: chỉ việc vua chúa ngày xưa cải trang làm dân thường đi lẫn vào dân chúng để trực tiếp tìm hiểu tình hình xã hội , đời sống và dư luận nhân dân

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Nêu ý nghĩa của nhan đề truyện “Vi hành”

Phương pháp giải:

Đọc chú thích của SGK để hiểu rõ hơn.

Lời giải chi tiết:

Vi hành: chỉ việc vua chúa ngày xưa cải trang làm dân thường đi lẫn vào dân chúng để trực tiếp tìm hiểu tình hình xã hội , đời sống và dư luận nhân dân hoặc để chơi bời mà không ai biết. Nguyễn Ái Quốc đã dùng nghĩa thứ hai để mỉa mai, châm biếm trong trường hợp Khải Định.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 5-7 dòng) nội dung truyện “Vi hành”

Phương pháp giải:

Đọc lại truyện.

Lời giải chi tiết:

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp đã nhận nhầm nhân vật tôi là Khải Định vi hành . Tưởng rằng, tác giả không biết tiếng Pháp nên họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền với diện mạo xấu xí, quê mùa. Sau đó, đôi trai gái xuống tàu.Tác giả đã liên tưởng đến hành vi của đấng minh quân Âu, Á và liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước như những tuỳ tùng đi hộ giá đấng quân vương.

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích hình ảnh của “đấng hoàng thượng” trong mắt của của đôi trai gái người Pháp

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản và chú ý đến các từ ngữ miêu tả nhân vật trong các lời thoại.

Lời giải chi tiết:

- Hình dạng và dáng vẻ: “Có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng”, “cái chụp đèn chụp lên đầu quấn khăn”, “ngón tay đeo đầy nhẫn”, “mũi tẹt”, “đôi mắt xếch”, “mặt bủng như vỏ chanh”, “đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”

- Giá trị “đấng hoàng thượng”  trong mắt đôi trai gái người Pháp cũng chỉ là trò cười nhưng cũng không bằng cái vai hề Sác-lô.

→ Hình ảnh hiện lên không giống hình ảnh của một vị vua mà giống hình ảnh của một tên hề nhếch nhác, lôi thôi, thích làm mình làm mảy,...

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Nhân xét về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ “Cái vui nhất ngay đến Chính phủ” đến “sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế”

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa theo logic của truyện: Chế giễu chính phủ bên đó vì đã không phân biệt được hoàng đế với người An Nam bình thường nên đã có hành động “bảo hộ” tạo ra sự khôi hài.

- Nghĩa bóng: Người viết đang chế giễu sự kiểm soát, điều tra, theo dõi rất nghiêm ngặt của Chính phủ “bảo hộ” đối với những người dân An Nam yêu nước, những người hoạt động cách mạng. Không chỉ có vậy, người viết còn tỏ ra đau đớn, hổ thẹn và thất vọng vì có một “đấng hoàng thượng” như vậy.

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Phân tích sức mạnh đả kích của thiên truyện. Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm. Tìm ra được đối tượng đả kích và cách thức, hình thức biểu hiện sự đả kích đó.

Lời giải chi tiết:

Thiên truyện trên đã tạo ra sức mạnh gây đả kích vào rất nhiều các đối tượng. Cụ thể là:

- Gây đả kích lên chế độ thực dân Pháp, lập luận điệu xảo trá, chính sách bảo hộ bịp bợm của chúng.

- Khải Định nói riêng và triều đình nhà Nguyễn nói chung: nhu nhược, làm trò hề, bù nhìn cho chính quyền “bảo hộ”.

- Xã hội thực dân giả tạo, thật giả rối ren.

Màu sắc châm biếm, đả kích chủ yếu được tạo nên bởi những yếu tố:

- Tình huống truyện độc đáo, cốt truyện hàm ẩn.

- Ngôn ngữ linh hoạt, tạo giọng điệu châm biếm, mỉa mai

- Bút pháp gợi nhiều hơn tả.

- Sự kết hợp của hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông.

Câu 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Theo em, việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện?

Phương pháp giải:

Đọc tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Việc tác giả chọn hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa đối với nghệ thuật trần thuật của truyện:

- Tăng tính khách quan cho câu truyện.

- Tăng tính linh hoạt cho tác phẩm. Vì khi chọn hình thức viết thư, tác giả có thể kể lại nhiều điều một cách thoải mái, có thể chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt.

Câu 7

Trả lời Câu hỏi 7 trang 5 SBT Văn 12 Cánh diều

Chỉ ra nội dung và đối tượng châm biếm trong câu văn sau: “Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bên đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phát tuỳ tùng đi hộ giá tuốt!”.

Phương pháp giải:

Đọc câu văn. Xác định đối tượng mà tác giả đang nói đến

Lời giải chi tiết:

Đối tượng châm biếm: Chính quyền thực dân Pháp

Nội dung châm biếm: châm biếm sự theo dõi, quản lý để kiểm soát từng người hoạt động cách mạng, người dân An Nam yêu nước lúc bấy giờ.

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close