Giải bài tập viết và nói nghe trang 39 sách bài tập văn 12 - Cánh diều

Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí là gì? Hãy chọn ý đúng nhất Các bước chuẩn bị trước khi tìm ý, lập dàn ý và viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí dưới đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu √ vào ô phù hợp.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí là gì? Hãy chọn ý đúng nhất:

A. Trình bày rõ ràng bằng lời về một hoặc một số phương diện liên quan đến nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm kí.

B. Bài viết nhằm làm sáng tỏ điểm giống nhau và khác nhau của  hai tác phẩm kí bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.

C. Bài viết trình bày ý kiến phân tích, đánh giá về các yếu tố nội dung, hình thức của tác phẩm kí bằng những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể.

D. Bài viết đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc hiểu được phẩm chất, tính cách của nhân vật kí.

Phương pháp giải:

Đọc lại lý thuyết về nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

Lời giải chi tiết:

D

Câu 2

Các bước chuẩn bị trước khi tìm ý, lập dàn ý và viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí dưới đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu √ vào ô phù hợp.

Phương pháp giải:

Đọc lại lý thuyết về nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

Lời giải chi tiết:

Các bước chuẩn bị

Đúng

Sai

(1) Đọc kĩ đề bài, suy nghĩ về các vấn đề đặt ra trong đề bài.

 

(2) Đọc kĩ hai văn bản kí được gợi ra trong đề bài, tìm và ghi lại những chi tiết đặc sắc về hình thức và nội dung của hai tác phẩm (hoặc đoạn trích).

 

(3) Đọc lại các tài liệu có liên quan đến tác giả, tác phẩm được gợi ra trong đề tài; ghi lại những ý kiến quan trọng, có thể dùng để trích dẫn hoặc mở rộng bàn luận.

 

(4) Đọc các truyện kí hoặc tìm xem các bộ phim tài liệu, vở kịch nổi tiếng; ghi lại các liên tưởng, cảm nhận của bản thân.

 

(5) Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi. 

 

(6) Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở bài- thân bài- kết bài.

 

(7) Kiểm tra bài đã viết, nhận biết và sửa chữa các lỗi chính tả, diễn đạt.

 

Câu 3

Đọc văn bản dưới đây và cho biết người viết đã vận dụng tổng hợp những thao tác nghị luận nào?

“Qua kí ức của đồng đội và đọc lại cuốn Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, tôi càng củng cố sâu sắc thêm về lòng cảm phục với nữ bác sĩ trẻ đã sống và hi sinh một cách rất đẹp đẽ này. Chị Thuỳ Trâm là tấm gương tiêu biểu của người tri thức đi vào cuộc sống kháng chiến chống đế quốc Mỹ, với tất cả sự trong sáng của tâm hồn. những phẩm chất của chị đã khiến chính những kẻ thù của chi phải khuất phục. Qua từng trang nhật kí đã hiện rõ hơn tâm hồn của một người con gái đẹp đẽ. Những vò xé, day dứt về tình yêu và những quan hệ cuộc sống, rồi nổi lên là nỗi nhớ gia đình khiến chị trở thành một con người rất đặc biệt nhưng cũng rất giản dị.

Tôi gọi chị là một thiên thần bởi những phẩm chất của chị đã thuyết phục bất cứ ai ở bất cứ chiến tuyến nào. Thuỳ Trâm viết những dòng nhật kí này là cho riêng mình, nếu chị còn sống thì có lẽ chúng ta sẽ chẳng bao giờ được đọc những dòng chữ ấy. Vượt lên trên một cuốn nhật ký thông thường, Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm đã trở thành một tác phẩm văn học rất giá trị, rất đặc biệt, rất riêng tư. Và chính bởi những lý do đó mà cuốn sách như cây cầu nối những giá trị nhân bản mà chúng ta đang hướng đến.”

(Theo Thanh Thảo, nhandan.vn, ngày 28/07/2005)

A. Giải thích và bình luận.

B. Phân tích và bác bỏ.

C. Phân tích và chứng minh.

D. So sánh và bình luận.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

C

Câu 4

Đọc hai đoạn trích nhật kí dưới đây:

Lập dàn ý cho đề văn:

Hãy so sánh tâm trạng, ước mơ và lẽ sống của hai tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Mãi mãi tuổi hai mươi” (Nguyễn Văn Thạc)

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí.

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh, đánh giá

2. Thân bài:

Dẫn dắt vấn đề:

a.. Tâm trạng và ước mơ của hai tác giả:

- Tâm trạng của Nguyễn Văn Thạc: 

+ Hướng tới cuộc sống có ý nghĩa, tràn đầy lòng trung hiếu và trách nhiệm.

+ Cống hiến cho cuộc sống một tâm hồn cao cả, biết yêu và ghét, sống vượt lên trên tính toán cá nhân.

- Tâm trạng của Đặng Thuỳ Trâm:

+ Tích cực, nhiệt huyết với lí tưởng chiến đấu cho độc lập, tự do.

+ Chấp nhận hi sinh để bảo vệ đất nước, đánh thắng giặc Mỹ, giành độc lập, tư do.

b. Lẽ sống và trách nhiệm

- Nguyễn Văn Thạc:

+ Cao thượng, vượt lên trên tính toán cá nhân, cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống bình dị.

+ Cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả

- Đặng Thuỳ Trâm:

+ Cống hiến cho cách mạng, kháng chiến, hi sinh vì quê hương và nhân dân

+ Ôm trọn trách nhiệm của một chiến sĩ trên tuyến lửa.

c. Sự tương đồng và khác biệt:

- Tương đồng:

+ Tâm hồn cao cả và ước mơ lớn về một cuộc sống ý nghĩa.

+ Nhìn nhận giá trị của cuộc sống và đồng lòng với lí tưởng chiến đấu cho tự do và công bằng.

- Khác nhau:

+ Đặng Thuỳ Trâm hướng tới sự hi sinh và cống hiến trong chiến đấu.

+ Nguyễn Văn Thạc chú trọng vào sự cao thượng trong cuộc sống bình dị và trách nhiệm với lẽ sống chân chính.

3. Kết bài:

- Tóm tắt những điểm chính đã trình bày trong bài viết.

- Nhấn mạnh sự đa dạng và độc lập của tâm trạng, ước mơ, lẽ sống của tác giả

Câu 5

Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn:

Trong cuốn nhật kí về những ngày đi trốn cùng gia đình ở Hà Lan trong thời kì Đức quốc xã chiếm đóng, An- nơ Phranh (Anne Frank) đã viết: “Mình làm sao có thể buồn rầu khi có Mặt Trời và bầu trời?- tôi tự nói. Chúa muốn chúng ta hạnh phúc và ngắm nhìn cái đẹp của thế giới này. Điều đó giúp cho chúng tôi vượt qua mọi nỗi lo âu.” Trong cuốn nhật kí về những ngày chống chọi với căn bệnh nan y, Ki-tô A-ya viết: “Mình giờ đã thành một đứa chẳng thể làm gì ngoài khóc lóc. Có một phức cảm thấp kém đang lớn lên trong đầu mình. Có lẽ đó là kết quả của sự tàn tật. Nhưng ít ra mình vẫn còn đang sống. Mình phải hít thở và tiếp tục sống, bởi mình không thể chết, chẳng có cách nào khác. Thật đáng sợ. Nếu cứ khóc thì những nếp nhăn trên mặt và trên mắt sẽ khiến cho khuôn mặt mình xấu xí. Để cải thiện cái sự xấu xí đó, mỗi khi nhìn vào gương mình lại nhe răng cười toe toét, dẫu lúc đó chẳng có chuyện vui gì mình cũng cười.

Hãy sống!”.

Hãy so sánh, đánh giá cách nhìn cuộc sống và tinh thần đối mặt với tình thế khó khăn của hai thiếu nữ An- nơ Phranh và Ki- tô A- ya. 

Phương pháp giải:

Đọc lại kiến thức về bài văn nghị luận so sánh, đánh giá

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài: Giới thiệu về đoạn trích, hai nhân vật

2. Thân bài:

- Giới thiệu lại về hai nhân vật

- Xác định được tình thế khó khăn của hai nhân vật:

- An- nơ Phranh: Cuộc chạy trốn do chiến tranh gây ra.

- Ki- tô A-ya: Cuộc sống cùng căn bệnh nan y

- Cách nhìn cuộc sống và tinh thần đối mặt với cuộc sống đối với tình thế khó khăn của hai nhân vật

- An- nơ Phranh: Khao khát sống mãnh liệt cùng sự lạc quan, nương tựa vào những lời của Chúa để tiếp tục “vượt qua mọi nỗi lo âu” và tiếp tục cuộc hành trình

- Ki- tô A- ya: Nhìn về căn bệnh nan y của mình sau đó cố gắng khích lệ bản thân. Đây cũng là một khao khát muốn được sống của nhân vật. Nhân vật đang cố gắng trấn an và cổ vũ bản thân nở những nụ cười để bản thân cảm thấy vui vẻ và có thêm động lực để sống.

- Giống và khác nhau:

+ Giống: Cả hai đều có trong mình khao khát muốn sống, cùng tình yêu đối với cuộc sống của mình.

+ Khác: An-nơ Phranh thể hiện khát khao sống của mình gắn liền với những biểu tượng của Tâm linh, những biểu tượng gắn với sự trường tồn mãi mãi. 

- Ki- tô A-ya: Thể hiện khao khát sống của mình bằng cách nhìn lại những thiếu sót, bệnh tật và từ đó tự động viên cổ vũ bản thân.

3. Kết bài:

- Khái quát lại những ý của bài viết

- Đánh giá khách quan về hai cách nhìn, tinh thần đối mặt với khó khăn của hai thiếu nữ An- nơ Phranh và Ki- tô A-ya.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

close