Giải Bài tập 5 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

VẦNG TRĂNG VÀ NHỮNG QUẦNG LỬA

Bom bi nổ chậm nổ trên đỉnh đồi

Lốm đốm nền trời những quầng lửa đỏ

Một lát sau cũng từ phía đó

Trăng lên.

 

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng cây cối ngả nghiêng

Một tổ công binh đứng ngồi bên trạm gác

Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát

Khi biết trong hầm có cô bé đang nghe.

 

Trong ánh chớp nhoáng nhoàng là những đoàn xe

Buông bạt kín rủ ga đi vội

Trên đỉnh đồi vẫn vừng trăng đỏ ối

Tưởng cháy trong quẳng lửa bom bi

Những đồng chí công binh lầm lì

Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát

Trên áo giáp lấm đầy đất cát

Lộp độp cơn mưa bị sắt đuối tầm.

 

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm

Tiếng mạch đất hai miền hoà làm một

Và vầng trăng, vầng trăng đất nước

Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao.

(Phạm Tiến Duật, Vầng trăng quầng lửa, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, tr. 67 – 68)


Câu 1

Câu 1 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Xác định thể thơ và nêu những nét đặc sắc về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ. Những nét đặc sắc đó đóng góp gì vào việc biểu đạt cảm xúc của bài thơ?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Thể thơ của bài thơ: thể thơ tự do.

– Những đặc trưng của thể thơ tự do trong bài thơ:

+ Số lượng tiếng trong các dòng không đều nhau: dòng 9 tiếng, dòng 8 tiếng, dòng 7 tiếng, dòng 2 tiếng,...

+ Vần chân, vần liền: đỏ – đó, nghe – xe, vội – ối, bi – lì, hát – cát, tầm – rầm,...

+ Bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, góp phần biểu đạt cảm xúc của bài thơ.


Câu 2

Câu 2 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai và ai là đối tượng hướng tới của cảm xúc đó?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính đang sống và chiến đấu ở chiến trường, hằng ngày, hằng giờ đối mặt với bom rơi đạn nổ. Cảm xúc của anh dành cho những đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sống trong thiếu thốn, hiểm nguy nhưng vẫn luôn lạc quan; dành cho đất nước gian lao, trên quầng lửa để toả sáng.


Câu 3

Câu 3 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Ghi lại mạch cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Quá trình vận động của cảm xúc trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa:

- Khổ 1: Cảm xúc được khơi nguồn từ hai hình ảnh tương phản: trăng mọc lên từ đỉnh đồi hết những quầng lửa bom vừa cháy.

- Khổ 2, 3, 4: Cảm xúc của nhà thơ trước tinh thần chiến đấu dũng cảm quên mình vì nhân dân, đất nước, trong hiểm nguy vẫn lạc quan, yêu đời của những người lính công binh, lái xe,...

- Khổ 5: Cảm xúc về sức mạnh của đất nước, dân tộc vượt lên gian lao giành độc lập, hoà bình.


Câu 4

Câu 4 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Theo em, việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau có ý nghĩa gì?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Quầng lửa – hiện thân của chiến tranh tàn khốc.

- Vầng trăng – biểu tượng cho hoà bình, cho đất nước.

- Hình ảnh vầng trăng vượt lên quầng lửa mọc lên cao biểu đạt tư thế, sức mạnh của đất nước trong chiến tranh.


Câu 5

Câu 5 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Dưới ánh sáng của vầng trăng và những quầng lửa, những hình ảnh nào đã hiện lên? Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Một tổ công binh đang ngồi bên trạm gác, có chiến sĩ trẻ măng cất lên tiếng hát.

- Những đoàn xe buông bạt kín rú ga đi vội.

- Những đồng chí công binh lầm lì, mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát. Trên áo giáp lấm đầy đất cát.

Hình ảnh những người lính tồn tại ngay cạnh chiến tranh tàn khốc nhưng họ có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao; luôn lạc quan, yêu đời.


Câu 6

Câu 6 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Xác định các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng của các từ láy đó.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

– Các từ láy trong bài thơ: lốm đốm, nhoáng nhoàng, lầm lì, lộp độp, hun hút, rì rầm.

- Tác dụng: mô phỏng âm thanh, khung cảnh của chiến trường khốc liệt


Câu 7

Câu 7 (trang 16, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Cảm hứng chủ đạo nào đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca quê hương đất nước anh dũng, kiên cường vượt lên gian lao, gian khó để giành độc lập hoà bình.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close