Giải Bài tập 2 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Đọc lại văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong SGK (tr. 57 – 58) và trả lời các câu hỏi:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính trong SGK (tr. 57 – 58) và trả lời các câu hỏi:


Câu 1

Câu 1 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nhận xét về đặc điểm vần, nhịp của bài thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Thể thơ : tự do.

- Đặc điểm vần, nhịp của bài thơ:  

+ Bài thơ sử dụng vần chân, vần hỗn hợp bao gồm vần liền (rồi – ngồi, thẳng – đắng, tim – chim,...) và vần cách (già – ha, rơi – tới, đội – rồi,...).

+ Nhịp thơ linh hoạt.


Câu 2

Câu 2 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): 

Xác định người bộc lộ cảm xúc và đối tượng hướng tới của cảm xúc trong bài thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Anh bộc lộ tình cảm yêu thương, chia sẻ với đồng đội của mình.


Câu 3

Câu 3 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Xác định mạch cảm xúc của bài thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Mạch cảm xúc trong bài thơ:

- Bốn khổ thơ đầu: cảm phục tinh thần lạc quan, coi thường gian khó, sẵn sàng lên đường ra mặt trận của những người lính lái xe.

– Hai khổ thơ tiếp theo: xúc động trước tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính.

– Khổ thơ cuối: ý chí, quyết tâm đối với miền Nam, với đất nước của những người lính lái xe.


Câu 4

Câu 4 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): 

Em có cảm nhận gì về hình ảnh những chiếc xe không kính?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Đó là những chiếc xe không bình thường: không có kính, không có mui, không có đèn,... Đó là dấu vết, là chứng tích của những trận chiến khốc liệt mà người lính và chiếc xe đã trải qua.

- Xe không kính nên người lính lái xe phải chịu cảnh gió, bụi…

- Những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe dũng cảm, gan dạ, không sờn lòng trước hiểm nguy, gian khó.


Câu 5

Câu 5 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn trong bài thơ.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

- Dũng cảm, kiên cường, ngang tàng, ung dung

– Tình đồng chí, đồng đội sâu nặng.

– Yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.


Câu 6

Câu 6 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

 Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng ở khổ thơ thứ nhất và nêu tác dụng.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

– Biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ Điệp ngữ không, có kính, bom làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe mang đầy thương tích của chiến tranh khốc liệt.

+ Điệp ngữ “nhìn” tô đậm vẻ đẹp ung dung, dũng cảm của những người lính lái xe

- Biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong câu thơ “Ung dung buồng lái. ta ngồi”: nhấn mạnh tư thế ngồi ung dung, thư thái, không có gì lo lắng


Câu 7

Câu 7 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2): 

Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ Chỉ cần trong xe có một trái tim và nêu ý nghĩa của hình ảnh trái tim.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

– Trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.

- Trái tim là nhãn tự của bài thơ, đồng thời cũng là hình ảnh hội tụ nội dung tư tưởng toàn bài, kết tinh vẻ đẹp của những người lính


Câu 8

Câu 8 (trang 12, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):

Chỉ ra một số từ ngữ trong bài thơ thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của những người lính lái xe Trường Sơn. Các từ ngữ đó gợi cho em cảm nhận gì về hình ảnh người lính?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản


Lời giải chi tiết:

Một số từ ngữ: ừ thì, phì phèo.

Các từ ngữ đó cho thấy nét mộc mạc mà cũng rất tinh nghịch, trẻ trung, ngang tàng, hóm hỉnh của người lính.


Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close