Bài IV.10* trang 56 SBT Vật Lí 11

Giải bài IV.10* trang 56 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện cường độ 2,0 A và 4,0 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng và được đặt vuông góc với nhau trong không khí. Xác định

Quảng cáo

Đề bài

Hai dòng điện cường độ 2,0 A và 4,0 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng và được đặt vuông góc với nhau trong không khí. Xác định :

a) Cảm ứng từ tại những điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện và cách đều hai dây dẫn các khoảng cách r= 4,0 cm.

b) Quỹ tích các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện tại đó cảm ứng từ có giá trị bằng không.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng biểu thức tính cảm ứng từ: \(B=2.10^{-7}\dfrac{I}{r}\)

Lời giải chi tiết

Gọi \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) là các vectơ cảm ứng từ do dòng điện I1 và I gây ra trong từ trường của chúng. Trong mặt phẳng chứa hai dòng điện I1 và I2 có bốn góc vuông (Hình IV.4G) : hai góc vuông I và III ứng với \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \)  cùng phương ngược chiểu, hai góc vuông II và IV ứng với \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \)  cùng phương cùng chiều. Đồng thời, tại một điểm M (x, y) nằm trong mặt phẳng chứa I1 và I2, các vectơ  và  có độ lớn bằng :

\({B_1} = 2.10^{ - 7}{\dfrac{I_1}{y}};{B_2} = 2.10^{ - 7}{\dfrac{I_2}{x}}\)

a) Tại điểm M (x,y) cách đều hai dây dẫn: x = y = r – 4,0 cm, ta có:

\({B_1} = {2.10^{ - 7}}.{\dfrac{2,0}{4,0.10^{ - 2}}} = {1,0.10^{ - 5}}T\) 

\( {B_2} = {2.10^{ - 7}}.{\dfrac{4,0}{4,0.10^{ - 2}}} = 2,0.10^{ - 5}T\)

Khi đó, cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M(x, y) có giá trị bằng:

\(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} \)

- Nếu điểm M(x,y) nằm tại các góc vuông I và III, thì:

\(B = B_2– B_1 = 2,0.10^{-5} – 1,0.10^{-5} = 1,0.10^{-5}T\)

- Nếu điểm M(x,y) nằm tại các góc vuống II và IV thì:

\(B = B_2 + B_1 = 2,0.10^{-5} + 1,0.10^{-5}= 3.1,0.10^{-5}T\)

b) Quỹ tích của những điểm tại đó cảm ứng từ \(\overrightarrow B = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} = \overrightarrow 0 \) phải nằm trong hai góc vuông I và III ứng với \(\overrightarrow {{B_1}} \) và \(\overrightarrow {{B_2}} \) cùng phương ngược chiều sao cho:

 \({B_1} = {B_2} \Rightarrow {\dfrac{I_1}{y}} = {\dfrac{I_2}{x}} \Rightarrow y = {\dfrac{2,0}{4,0}}x = \dfrac{x}{2}\)

Như vậy quỹ tích phải tìm là đường thẳng \(y = \dfrac{x}{2}\) trừ điểm O. 

Loigiaihay.com

  • Bài IV.11* trang 56 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.11* trang 56 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện cường độ I1 = 6,0 A và I2 = 9,0 A có chiều ngược nhau chạy qua hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau 100 mm trong không khí.

  • Bài IV.9 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.9 trang 55 SBT Vật Lí 11. Ba dòng điện có cùng cường độ I1 = I2 = I3 = I và cùng chiều chạy trong ba dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng, song song cách đều nhau.

  • Bài IV.8 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.8 trang 55 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện có cường độ 4,0 A và 6,0 A chạy ngược chiều nhau trong hai dây dẫn thẳng dài song song,

  • Bài IV.7 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.7 trang 55 SBT Vật Lí 11. Cho hai dòng điện có cùng cường độ 8 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, đặt vuông góc với nhau, cách nhau một khoảng 8,0 cm trong chân không

  • Bài IV.6 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.6 trang 55 SBT Vật Lí 11. Bắn một prôtôn với vận tốc 1,5.10^5 m/s bay vào một từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường sức từ

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close