Giải Bài: Đánh giá cuối học kì 1 VBT Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

Đọc thành tiếng câu chuyện sau. Đánh dấu  vào ô trống trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây. Viết câu trả lời cho câu hỏi sau. Nghe – viết: Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ Mỗi bạn một món đến tròn vo). Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chép lại đoạn văn. Điền chữ d hoặc chữ gi vào chỗ trống. Viết 4 – 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập dựa vào gợi ý. Dựa vào câu chuyện vừa nghe, đánh dấu  vào ô trống đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây. Nói về điều em học được từ câu chuyện

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần A

Đọc thành tiếng câu chuyện sau:

Phần B

Đọc bài sau:

Bữa tiệc ba mươi sáu món

Trước hôm nghỉ Tết, cô Dung nói với cả lớp: “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới. Mỗi em hãy mang tới lớp một món đãi bạn.”

Bạn Hưng góp kẹo trái cây. Bạn Nhung góp những trái vú sữa tròn vo căng mọng hái từ vườn nhà. Bạn Hương góp mứt dừa làm cùng bà ngoại. Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo. Còn những miếng dưa hấu mới xẻ thì cong vút như cái miệng rộng cười hết cỡ. Khó mà kể hết các món ngon trong một bữa tiệc lớn như vậy.

Bữa tiệc của ba mươi lăm bạn lớp 2B có đến ba mươi sáu món. Món nào cũng ngon và lạ. Chưa kịp biết hết tên thì đã hết sạch!

Theo Trần Quốc Toàn

Câu 1

Đánh dấu vào ô trống trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Cô Dung đề nghị cả lớp bày tiệc đón năm mới bằng cách nào?

b. Ba bạn Hưng, Nhung, Hương đã góp những món nào?

c. Nội dung chính của câu chuyện là gì?

d. Dòng nào dưới đây chỉ gồm tên riêng chỉ người?

e. Trong câu “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới”, các từ ngữ nào chỉ hoạt động?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc và đánh dấu vào đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

a. Cô Dung đề nghị cả lớp bày tiệc đón năm mới bằng cách mỗi bạn mang một món đãi bạn.

b. Ba bạn Hưng, Nhung, Hương đã góp kẹo trái cây, vú sữa, mứt dừa.

c. Nội dung chính của câu chuyện là: kể về bữa tiệc cuối năm.

d. Dòng chỉ gồm tên riêng chỉ người là: Hưng, Nhung, Hương.

e. Trong câu “Ngày mai, chúng ta bày tiệc tiễn năm cũ, đón năm mới”, các từ ngữ chỉ hoạt động là: bày, đón, tiễn.

Câu 2

Viết câu trả lời cho câu hỏi sau:

Vì sao bữa tiệc có đến ba mươi sáu món?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bữa tiệc có đến ba mươi sáu món là vì mỗi bạn học sinh mang một món, cô giáo cũng chuẩn bị một món.

Câu 1

Nghe – viết: Bữa tiệc ba mươi sáu món (từ Mỗi bạn một món đến tròn vo)

Bữa tiệc ba mươi sáu món

Mỗi bạn một món, đủ thứ. Đã có hạt dưa nhỏ bằng móng ngón tay út sơn son, lại có bánh phồng khoai to, tròn vo.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Câu 2

Điền dấu câu phù hợp vào ô trống. Chép lại đoạn văn.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Bữa tiệc cuối năm của lớp em thật tuyệt! Cả lớp đều vui vẻ, cô Dung cũng rất vui!

Câu 3

Điền chữ d hoặc chữ gi vào chỗ trống:

Bác ….ưa hấu cười anh mứt mãng cầu bị bịt mắt trong miếng …ấy. Trông anh …ống hệt như đang chơi trò bịt mắt bắt …ê ngay trên bàn tiệc.

Theo Trần Quốc Toàn

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và điền chữ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Bác dưa hấu cười anh mứt mãng cầu bị bịt mắt trong miếng giấy. Trông anh giống hệt như đang chơi trò bịt mắt bắt dê ngay trên bàn tiệc.

Câu 4

Viết 4 – 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập dựa vào gợi ý:

a. Em sẽ giới thiệu đồ vật gì?

b. Đồ vật đó có những bộ phận nào?

c. Đồ vật đó giúp gì cho em?

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một đồ dùng học tập mà em thích và dựa vào gợi ý để viết.

Lời giải chi tiết:

* Bài tham khảo 1:

Chiếc bút chì của em có chiều dài khoảng một gang tay. Ngay trên đầu là cục tẩy tròn tròn có màu hồng dễ thương. Thân bút nhỏ xíu có sọc nâu pha vàng. Ngòi bút nhọn có màu đen. Bút dùng để kẻ và vẽ. Em rất yêu thích chiếc bút chì của em.

* Bài tham khảo 2:

Nhân dịp năm học mới, bố mua tặng em một chiếc hộp bút rất đẹp. Chiếc hộp bút có hình chữ nhật, dài bằng quyển vở của em. Nó được làm bằng vải màu đen, mặt trước in hình nhân vật hoạt hình mà em rất thích, đó là Doraemon. Em rất thích chiếc hộp bút mà bố tặng. Em hứa sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận.

Phần D

Nghe đọc câu chuyện sau:

Dòng suối và viên nước đá

Trong cơn mưa đá, một viên nước đá lóng lánh như kim cương rơi xuống ven suối. Dòng suối trông thấy, liền vui vẻ nói:

- Chào bạn, mời bạn cùng đi với mình để ra sông, về biển!

Viên nước đá khinh khỉnh đáp:

- Anh đục ngầu thế kia, tôi đi cùng sao được! Trời xanh kia mới là bạn của tôi!

Dòng suối cười xòa rồi ào ào chảy ra sông, xuôi về biển cả. Viên nước đá trơ lại một mình. Một lát sau, nó tan ra rồi biến mất.

Theo Dương Văn Thoa

Câu 1

Dựa vào câu chuyện vừa nghe, đánh dấu ü vào ô trống đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Hai nhân vật nào có trong câu chuyện?

b. Viên nước đá có thái độ thế nào khi dòng suối mời nó cùng đi?

c. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu chuyện và đánh dấu vào ô trống trước đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

a. Hai nhân vật có trong câu chuyện là: dòng suối, viên nước đá

b. Viên nước đá có thái độ xem thường khi dòng suối mời nó cùng đi.

c. Câu chuyện kết thúc là: dòng suối chảy đi, viên nước đá tan ra và biến mất.

Câu 2

Nói về điều em học được từ câu chuyện Dòng suối và viên nước đá

Phương pháp giải:

Câu chuyện cho em bài học gì?

Lời giải chi tiết:

Câu chuyện Dòng suối và viên nước đá cho em bài học là không được xem thường người khác.

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close