Bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 9.6 trang 24, 25 SBT Vật Lí 11

Giải bài 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5, 9.6 trang 24, 25 SBT Vật Lí 11. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 9.1

Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch

A. Tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

B. Giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.

C. Tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.

D. Tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.

Phương pháp giải:

Sử dụng định luật Ôm với toàn mạch: \( U=E-I(R+r) \)

Lời giải chi tiết:

Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.

Chọn đáp án: B

Bài 9.2

Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi

A. Sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.

B. Nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

C. Không mắc cầu chì cho một mạch điện kín.

D. Dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về hiện tượng đoản mạch.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.

Chọn đáp án: B

Bài 9.3

Điện trở toàn phần của toàn mạch là

A. Toàn bộ các điện trở của nó.

B. Tổng trị số các điện trở của nó.

C. Tổng trị số các điện trở mạch ngoài của nó.

D. Tổng trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài của nó

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về điện trở toàn phần của mạch điện.

Lời giải chi tiết:

Điện trở toàn phần của toàn mạch là tổng trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài của nó.

Chọn đáp án: D

Bài 9.4

Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 9.1. Suất điện động ξ của nguồn bằng tích của cường độ dòng điện I nhân với giá trị điện trở nào dưới đây ?

A. 12Ω                        B. 11Ω

C. 1,2Ω                       D. 5Ω

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về điện trở của toàn mạch.

Lời giải chi tiết:

Mạch gồm: \(R_1\) Nt \(( R_2 // R_3)\)

\(R_{tđ}= r+ R_1 + \dfrac{R_2R_3}{R_2+R_3}=1+2+\dfrac{3.6}{3+6}=5\Omega\)

Chọn đáp án: D

Bài 9.5

Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng

A. Độ giảm điện thế mạch ngoài.

B. Độ giảm điện thế mạch trong.

C. Tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

D. Hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về định luật ôm cho toàn mạch.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

Chọn đáp án: C

Loigiaihay.com

Bài 9.6

Một bộ pin được mắc vào một biến trở. Khi điện trở của phần biến trở mắc trong mạch là 1,65 Ω thì hiệu điện thế ở hai đầu của nó là 3,3V; còn khi điện trở là 3,5 Ω thì hiệu điện thế là 3,5V. Suất điện động của bộ pin này là

A. 2V    B. 1V    C. 3V    D. 3,7V

Lời giải chi tiết:

Chọn D

Loigiaihay.com

  • Bài 9.7 trang 25 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 9.7 trang 25 SBT Vật Lí 11. Cho mạch điện có sơ đồ như trên Hình 9.2, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12

  • Bài 9.8 trang 25 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 9.8 trang 25 SBT Vật Lí 11. Khi mắc điện trở R1 = 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 0,5 A.

  • Bài 9.9 trang 25 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 9.9 trang 25 SBT Vật Lí 11. Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có

  • Bài 9.10 trang 25 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 9.10 trang 25 SBT Vật Lí 11. Khi mắc điện trở R1 = 500 Ω vào hai cực của một pin mặt trời thì hiệu điện thế mạch

  • Bài 9.11 trang 26 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 9.11 trang 26 SBT Vật Lí 11. Một điện trở R = 4 Ω được mắc vào nguồn điện có suất

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close