Bài 7: Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20Giải Bài 7: Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20 trang 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 SGK Toán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1. a) Tính 9 + 6; b) Tính 8 + 6. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
HĐ Bài 1 (trang 27 SGK Toán 2 tập 1) a) Tính 9 + 6. b) Tính 8 + 6. Phương pháp giải: a) Tách số 6 = 1 + 5, lấy 9 + 1 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 5. b) Tách số 6 = 2 + 4, lấy 8 + 2 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 4. Lời giải chi tiết: a) b) Bài 2 Phương pháp giải: a) Tính 9 + 2 bằng cách đếm tiếp: 9, 10, 11. b) Tính 9 + 3, 9 + 7 bằng cách tách số: 3 = 1 + 2; 7 = 1 + 6, sau đó lấy 9 + 1 để được số tròn chục rồi cộng với số còn lại. c) Học sinh có thể tính nhẩm bằng cách đếm tiếp hoặc bằng cách tách số. Lời giải chi tiết: c) Tính 8 + 3 • Tách: 3 = 2 + 1 • 8 + 2 = 10 • 10 + 1 = 11 8 + 3 = 11 +) Tính 8 + 5 • Tách: 5 = 2 + 3 • 8 + 2 = 10 • 10 + 3 = 13 8 + 5 = 13 +) Tính 9 + 4 • Tách: 4 = 1 + 3 • 9 + 1 = 10 • 10 + 3 = 13 9 + 4 = 13 LT1 Bài 1 (trang 17 SGK Toán 2 tập 1) Tính 3 + 8. Phương pháp giải: Cách 1: Tách 8 = 7 + 1, bù 7 sang 3 cho tròn 10, lấy 10 + 1 = 11. Cách 2: Tách 3 = 1 + 2, bù 2 sang 8 cho tròn 10, lấy 1 + 10 = 11. Lời giải chi tiết: Bài 2 Tìm số thích hợp. Phương pháp giải: Học sinh tự hoàn thiện bảng “9 cộng với một số” bằng cách đếm tiếp hoặc tách số như đã làm ở các bài bên trên. Lời giải chi tiết: Bài 3 Tính: 9 + 5 + 3 6 + 3 + 4 10 – 2 + 5 Phương pháp giải: Thực hiện phép tính lần lượt từ trái sang phải. Lời giải chi tiết: 9 + 5 + 3 = 14 + 3 = 17 6 + 3 + 4 = 9 + 4 = 13 10 – 2 + 5 = 8 + 5 = 13 Bài 4 Tìm cá cho mèo. Phương pháp giải: Tính kết quả phép tính ở mỗi con mèo, từ đó tìm được cá tương ứng của mỗi con mèo. Lời giải chi tiết: Ta có: 9 + 2 = 11; 9 + 6 = 15; 9 + 3 = 12. Vậy ta có kết quả như sau: Bài 5 Tìm số thích hợp. Phương pháp giải: Xác định số con cò đang có trên ruộng và số cò mới đến thêm, sau đó viết phép cộng chỉ số con có tất cả. Lời giải chi tiết: Quan sát tranh ta thấy có 9 con cò trên ruộng và có 4 con cò đến thêm. Số con cò có tất cả là : 9 + 4 = 13 (con) LT2 Bài 1 (trang 29 SGK Toán 2 tập 1) a) Tính 7 + 5. b) Tính 7 + 6. Phương pháp giải: a) Tách số 5 = 3 + 2, lấy 7 + 3 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 2. b) Tách số 6 = 3 + 3, lấy 7 + 3 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 3. Lời giải chi tiết: a) b) Bài 2 a) Tìm số thích hợp. b) Mai tách 14 que tính thành hai nhóm. Em hãy tìm số que tính ở nhóm 2 trong bảng sau: Phương pháp giải: a) Học sinh tự hoàn thiện bảng “7 cộng với một số” bằng cách tách số như đã làm ở bài tập bên trên. b) Tách 14 thành tổng của hai số dựa vào các phép tính đã học. Lời giải chi tiết: a) b) Bài 3 Phương pháp giải: a) Tách số 7 = 2 + 5, lấy 8 + 2 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 5. b) Tách số 5 = 2 + 3, lấy 8 + 2 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 3. c) Tách số 8 = 2 + 6, lấy 8 + 2 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 6. b) Tách số 5 = 4 + 1, lấy 6 + 4 cho tròn chục rồi cộng tiếp với 1. Lời giải chi tiết: Bài 4 Tìm số thích hợp. Phương pháp giải: Học sinh tự hoàn thiện bảng “8 cộng với một số” bằng cách tách số như đã làm ở bài tập bên trên. Lời giải chi tiết: Bài 5 Để giúp đỡ các bạn học sinh ở vùng khó khăn, lớp em đã quyên góp được 8 thùng quần áo và 5 thùng sách vở. Hỏi cả quần áo và sách vở, lớp em đã quyên góp được bao nhiêu thùng? Phương pháp giải: Để tìm số thùng quần áo và sách đã quyên góp được ta lấy số thùng quần áo cộng với số thùng sách vở. Lời giải chi tiết: Tóm tắt Quần áo : 8 thùng Sách vở : 5 thùng Cả quần áo và sách vở: ... thùng? Bài giải Cả quần áo và sách vở, lớp em đã quyên góp được số thùng là: 8 + 5 = 13 (thùng) Đáp số: 13 thùng. LT3 Bài 1 (trang 30 SGK Toán 2 tập 1) Tìm số thích hợp. a) b) Phương pháp giải: a) Học sinh hoàn thiện bảng “6 cộng với một số” bằng cách tách số tương tự như các bài tập bên trên. b) Quan sát tháp số bên trái ta thấy: 1 + 2 = 3; 2 + 6 = 8, từ đó tìm được số cần điền vào dấu ? là 3 + 8. Làm tương tự với tháp số bên phải Lời giải chi tiết: a) Quan sát tháp số bên trái ta thấy: 1 + 2 = 3; 2 + 6 = 8, từ đó tìm được số cần điền vào dấu ? là 3 + 8 = 11. Vậy ta có kết quả như sau: +) Quan sát tháp số bên phải ta thấy: Mỗi số hàng trên bằng tổng hai số hàng dưới. Do đó ta điền được các số còn thiếu. Bài 2 Số? Phương pháp giải: Thực hiện các phép tính theo chiều mũi tên lần lượt từ trái sang phải. Lời giải chi tiết: Ta có: a) 6 + 5 = 11 ; 11 + 7 = 18. b) 5 + 2 = 7 ; 7 + 6 = 13 ; 13 + 4 = 17. Vậy ta có kết quả như sau: Bài 3 Tìm hai phép tính có cùng kết quả. Phương pháp giải: Tính nhẩm kết quả các phép tính rồi tìm hai phép tính có kết quả bằng nhau. Lời giải chi tiết: Ta có: 6 + 7 = 13 ; 6 + 8 = 14; 7 + 4 = 11; 7 + 6 = 13 ; 6 + 6 = 12 ; 7 + 5 = 12; 7 + 8 = 15 ; 6 + 9 = 15 ; 7 + 7 = 14 ; 6 + 5 = 11. Vậy hai phép tính có cùng kết quả được nối với nhau như sau: Bài 4 Đoàn tàu chở hàng có 4 toa đã ra khỏi đường hầm, còn 7 toa ở trong đường hầm. Hỏi đoàn tàu đó có tất cả bao nhiêu toa? Phương pháp giải: Để tìm số toa tàu đoàn tàu có tất cả ta lấy số toa tàu đã ra khỏi đường hầm cộng với số toa còn ở trong hầm. Lời giải chi tiết: Tóm tắt Ra khỏi đường hầm: 4 toa Ở trong đường hầm: 7 toa Có tất cả : ... toa? Bài giải Đoàn tàu có tất cả số toa là: 4 + 7 = 11 (toa) Đáp số: 11 toa. LT4 Bài 1 (trang 32 SGK Toán 2 tập 1) Tìm số thích hợp. Phương pháp giải: - Áp dụng: Số hạng + số hạng = tổng. - Tính nhẩm các phép tính bằng cách đếm tiếp hoặc tách số. Lời giải chi tiết: Bài 2 Bạn Sao hái những cây nấm ghi phép tính có kết quả bằng 12. Hỏi bạn Sao hái được bao nhiêu cây nấm? Phương pháp giải: Tính các phép tính ở nấm rồi tìm các phép cộng có kết quả bằng 12, từ đó tìm được số cây nấm bạn Sao hái được. Lời giải chi tiết: Ta có: 6 + 6 = 12 ; 5 + 8 = 13 ; 9 + 3 = 12 7 + 3 = 10 ; 10 + 4 = 14 ; 7 + 5 = 12 ; 8 + 4 = 12. Có 4 phép tính có kết quả bằng 12. Vậy bạn Sao hái được 4 cây nấm. Bài 3 a) Tính kết quả của các phép tính ghi ở bậc thang. b) Những phép tính nào có kết quả bằng nhau? Phương pháp giải: a) Tính kết quả các phép tính ghi ở bậc thang theo các cách tính đã học. b) Dựa vào kết quả ở câu a để tìm các phép tính có kết quả bằng nhau. Lời giải chi tiết: a) Ta có: 9 + 5 = 14 ; 7 + 4 = 11 ; 8 + 6 = 14 ; 6 + 7 = 13 ; 9 + 7 = 16. b) Ta có: 14 = 14. Vậy các phép tính có cùng kết quả là 9 + 5 và 8 + 6. Bài 4 Hai con xúc xắc nào dưới đây có tổng số chấm ở các mặt trên bằng 11? Phương pháp giải: Quan sát số chấm ở mặt trên của xúc xắc, tính nhẩm rồi tìm ra hai xúc xắc có tổng số chấm ở các mặt trên bằng 11. Lời giải chi tiết: Xúc xắc A có 6 chấm ở mặt trên. Xúc xắc B có 4 chấm ở mặt trên. Xúc xắc C có 5 chấm ở mặt trên. Xúc xắc D có 3 chấm ở mặt trên. Mà: 6 + 5 = 11. Vậy xúc xắc A và xúc xắc C có tổng số chấm ở các mặt trên bằng 11. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|