Bài 15: Ki-lô-gam

Giải Bài 15: Ki-lô-gam trang 58, 59, 60, 61 SGKToán 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1. Quan sát tranh rồi chọn câu đúng.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

HĐ1

Bài 1 (trang 58 SGK Toán 2 tập 1)

Quan sát tranh rồi chọn câu đúng. 

A. Con gấu nặng hơn 3 con chó.

B. Con gấu nhẹ hơn 3 con chó.

C. Con gấu nặng bằng 3 con chó.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để chọn câu đúng. Đĩa cân ở bên nào thấp hơn thì con vật trên đĩa đó nặng hơn.

Lời giải chi tiết:

Quan sát tranh ta thấy đĩa cân ở con gấu thấp hơn nên câu “Con gấu nặng hơn 3 con chó” là đúng, suy ra câu “Con gấu nhẹ hơn 3 con chó” và “Con gấu nặng bằng 3 con chó” là sai.

Chọn A.

Bài 2

Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.

a) Mèo và chó, con nào nặng hơn?

b) Mèo và thỏ, con nào nặng hơn?

c) Mèo, chó và thỏ, con nào nặng nhất, con nào nhẹ nhất?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Đĩa cân ở bên nào thấp hơn thì con vật trên đĩa đó nặng hơn.

Lời giải chi tiết:

a) Mèo và chó, con chó nặng hơn.

b) Mèo và thỏ, con mèo nặng hơn.

c) Ta có: chó nặng hơn mèo, mèo nặng hơn thỏ nên chó nặng nhất, thỏ nhẹ nhất (tính chất “bắc cầu”).

Hoặc: thỏ nhẹ hơn mèo, mèo nhẹ hơn chó nên thỏ nhẹ nhất, chó nặng nhất (tính chất “bắc cầu”).

Bài 3

Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.

a) Quả cam nặng bằng mấy quả chanh?

b) Quả táo nặng bằng mấy quả chanh?

c) Quả bưởi nặng bằng mấy quả chanh?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên hai đĩa cân nặng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng nên suy ra quả cam nặng bằng 4 quả chanh.

b) Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng nên suy ra quả táo nặng bằng 3 quả chanh.

c) Quan sát tranh ta thấy cân thăng bằng nên suy ra quả bưởi nặng bằng cân nặng của quả cam và quả táo.

Từ câu a và b ta có: 3 + 4 = 7.

Vậy quả bưởi nặng bằng 7 quả chanh.

HĐ2

Bài 1 (trang 60 SGK Toán 2 tập 1)

Câu nào đúng, câu nào sai ?

a) Quả bóng nhẹ hơn 1 kg.        

b) Nải chuối nặng hơn 1 kg.        

c) Quả bưởi cân nặng 1 kg.         

d) Quả bóng nặng bằng quả bưởi.    

e) Nải chuối nặng hơn quả bưởi.      

Phương pháp giải:

Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Nếu đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng 1kg.

Lời giải chi tiết:

a) Quả bóng nhẹ hơn 1 kg.          

b) Nải chuối nặng hơn 1 kg.        

c) Quả bưởi cân nặng 1 kg.         

d) Quả bóng nặng bằng quả bưởi.     

Giải thích: Quả bóng nhẹ hơn 1 kg, 1 kg nặng bằng quả bưởi, vậy quả bóng nhẹ hơn quả bưởi. Do đó nói “Quả bóng nặng bằng quả bưởi” là sai.

e) Nải chuối nặng hơn quả bưởi.     

Giải thích: Nải chuối nặng hơn 1 kg, 1 kg nặng bằng quả bưởi, vậy nải chuối nặng hơn quả bưởi.

Bài 2

Đọc cân nặng của mỗi quả hoặc đồ vật dưới đây.

Phương pháp giải:

Để đọc cân nặng của mỗi quả hoặc đồ vật ta đọc số đo trước, sau đó đọc tên đơn vị “ki-lô-gam”.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Quan sát tranh rồi trả lời.

a) Tìm số thích hợp.

Hộp A cân nặng  kg. Hộp B cân nặng  kg. Hộp C cân nặng  kg. 

b) Hộp nào nặng nhất? Hộp nào nhẹ nhất?

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh với đĩa cân để trả lời các câu hỏi của bài toán. Nếu đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng bằng tổng cân nặng của các quả cân.

b) So sánh số đo cân nặng của mỗi hộp, từ đó tìm ra hộp nặng nhất, hộp nhẹ nhất.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát tranh ta thấy cân ở mỗi trường hợp đều thăng bằng.

Do đó: Hộp A cân nặng 3 kg. Hộp B cân nặng 4 kg. Hộp C cân nặng 5 kg.

b) Ta có: 3 kg < 4 kg < 5kg.

Do đó, hộp C nặng nhất, hộp A nhẹ nhất.

LT

Bài 1 (trang 61 SGK Toán 2 tập 1)

Tính (theo mẫu).

Mẫu:     5 kg + 4 kg = 9 kg;

            10 kg – 3 kg = 7 kg

a) 12 kg + 23 kg                   45 kg + 20 kg                9 kg + 7 kg

b) 42 kg – 30 kg                   13 kg – 9 kg                  60 kg – 40 kg

Phương pháp giải:

Thực hiện phép cộng hoặc trừ hai số như thông thường, sau đó ghi thêm kí hiệu “kg” vào kết quả.

Lời giải chi tiết:

a)    12 kg + 23 kg = 35 kg

       45 kg + 20 kg = 65 kg

       9 kg + 7 kg = 16kg

b)    42 kg – 30 kg = 12 kg

       13 kg – 9 kg = 4 kg

       60 kg – 40 kg = 20 kg

Bài 2

Tìm số thích hợp.

a) Con ngỗng cân nặng  kg.

b) Con gà cân nặng  kg.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, tính số ki-lô-gam ở mỗi đĩa cân rồi trả lời câu hỏi của bài toán.

Lưu ý: đĩa cân ở hai bên thăng bằng thì đồ vật trên đĩa cân nặng bằng tổng cân nặng của các quả cân.

Lời giải chi tiết:

a) Con ngỗng cân nặng 7 kg (Vì 5 kg + 2 kg = 7 kg).

b) Con gà cân nặng 3 kg (Vì 2 kg + 1 kg = 3 kg).

Bài 3

Tìm tổng số ki-lô-gam thóc của hai bao thóc.

Phương pháp giải:

Để tìm tổng số ki-lô-gam thóc của hai bao thóc ta thực hiện phép cộng: 30 kg + 50 kg.

Lời giải chi tiết:

Cả hai bao thóc  cân nặng số ki-lô-gam là:

30 + 50 = 80 (kg)

Đáp số: 80 kg.

Bài 4

Ba chú rô-bốt rủ nhau đi cân. Rô-bốt A cân nặng 32 kg, rô-bốt B nặng hơn rô-bốt A là 2 kg, rô-bốt C nhẹ hơn rô-bốt A là 2 kg. Hỏi:

a) Rô-bốt B cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

b) Rô-bốt C cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Phương pháp giải:

a) Để tìm cân nặng của rô-bốt B ta lấy cân nặng của rô-bốt A cộng với 2 kg.

b) Để tìm cân nặng của rô-bốt C ta lấy cân nặng của rô-bốt A trừ đi 2 kg.

Lời giải chi tiết:

a)

Rô-bốt B cân nặng số ki-lô-gam là:

32 + 2 = 34 (kg)

Đáp số: 34 kg.

b)

Rô-bốt C cân nặng số ki-lô-gam là:

32 – 2 = 30 (kg)

Đáp số: 30 kg.

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close