Bài 5.10 trang 13 SBT Vật Lí 11

Giải bài 5.10 trang 13 SBT Vật Lí 11. Bắn một êlectron với vận tốc v0 vào điện trường đều giữa hai bản kim loai phẳng theo phương song song,

Quảng cáo

Đề bài

Bắn một êlectron với vận tốc vvào điện trường đều giữa hai bản kim loai phẳng theo phương song song, cách đều hai bản kim loại (Hình 5.2). Hiệu điện thế giữa hai bản là U.

a) Electron sẽ bị lệch về phía bản dương hay bản âm ?

b) Biết rằng êlectron bay ra khỏi điện trường tại điểm nằm sát mép một bản. Viết biểu thức tính công của lực điện trong sự dịch chuyển của êlectron trong điện trường.

c) Viết công thức tính động năng của êlectron khi bắt đầu ra khỏi điện trường.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Sử dụng biểu thức tính hiệu điện thế: \(U=Ed\)

+ Sử dụng biểu thức tính công của lực điện: \( A= e.U\)

+ Sử dụng biểu thức tính động năng: \( W_đ=\dfrac{mv^2}{2}\)

Lời giải chi tiết

a) Electron bị lệch về phía bản dương.

b) Gọi O là điểm mà electron bắt đầu bay vào điện trường của tụ điện, A là điểm mà electron bắt đầu bay ra khỏi tụ điện. A nằm sát mép bản dương, d là khoảng cách giữa hai bản, dAO là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm A trên  và điểm O; U là hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm; E là cường độ điện trường giữa hai bản (Hình 5.2G).

Ta có \(U = Ed; U_{AO} = Ed_{AO}\) với \(d_{AO} = \dfrac{d}{2}\) thì \(U_{AO} =\dfrac{U}{2}\).

Công của lực điện tác dụng lên electron là \(A_{OA}= eU_{OA}\) với e < 0.

Vì \(U_{OA} = -U{AO}\) nên ta có \(A_{OA} = \dfrac{-eU}{2}\).

c) Công của lực điện làm tăng động năng của electron: 

\({A_{OA}} = {{\rm{W}}_{{đ_A}}} - {{\rm{W}}_{{đ_O}}}\)

Vậy Công thức tính động năng củạ êlectron khi bắt đầu ra khỏi điện trường:

\(\eqalign{
& {{\rm{W}}_{{đ_A}}}{\rm{ = }}{{\rm{W}}_{{d_O}}} + {A_{OA}} \cr 
& {{\rm{W}}_{{đ_A}}} = \dfrac{mv_0^2}{2} - \dfrac{eU}{2} \cr 
& {{\rm{W}}_{{đ_A}}} = \dfrac{mv_0^2 - eU}{2} \cr} \)

Loigiaihay.com

  • Bài 5.9 trang 13 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 5.9 trang 13 SBT Vật Lí 11. Ở sát mặt Trái Đất, vectơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới và có độ lớn vào khoảng 150 V/m.

  • Bài 5.8 trang 12, 13 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 5.8 trang 12, 13 SBT Vật Lí 11. Bắn một êlectron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (Hình 5.1)

  • Bài 5.7 trang 12 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 5.7 trang 12 SBT Vật Lí 11. Một quả cầu nhỏ bằng kim loại được treo bằng một sợi dây chỉ mảnh giữa hai bản kim

  • Bài 5.6 trang 12 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 5.6 trang 12 SBT Vật Lí 11. Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng.

  • Bài 5.3, 5.4, 5.5 trang 12 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 5.3, 5.4, 5.5 trang 12 SBT Vật Lí 11. Một êlectron (-e = -1,6.10-19 C) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100 V.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close