Giải bài 2.1 trang 24 sách bài tập toán 7 - Kết nối tri thức với cuộc sốngTrong các phân số sau, phân số nào viết được thành số thập phân vô hạn tuần hoàn? Vì sao? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Đề bài Trong các phân số sau, phân số nào viết được thành số thập phân vô hạn tuần hoàn? Vì sao? \(\dfrac{{21}}{{60}};\,\,\,\,\dfrac{{ - 8}}{{125}};\,\,\,\dfrac{{28}}{{ - 63}};\,\,\,\,\dfrac{{37}}{{800}}\) Phương pháp giải - Xem chi tiết -Viết các phân số đã cho dưới dạng tối giản và có mẫu dương -Tìm các ước nguyên tố của mẫu -Số thập phân vô hạn tuần hoàn khi mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 Lời giải chi tiết Viết các phân số đã cho dưới dạng tối giản và có mẫu dương: \(\dfrac{{21}}{{60}} = \dfrac{7}{{20}};\,\,\dfrac{{ - 8}}{{125}};\,\,\,\dfrac{{28}}{{ - 63}} = \dfrac{{ - 4}}{9};\,\,\,\,\dfrac{{37}}{{800}}\) Ta có: \(\begin{array}{l}20 = {2^2}.5\\125 = {5^3}\\9 = {3^2}\\800 = {2^5}{.5^2}\end{array}\) Vì 9 có ước nguyên tố là 3 (khác 2 và 5) nên \(\dfrac{{28}}{{ - 63}}\)viết được thành số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Quảng cáo
|