Bài 19-20.3, 19-20.4, 19-20.5, 19-20.6 trang 48 SBT Vật Lí 11

Giải bài 19-20.3, 19-20.4, 19-20.5, 19-20.6 trang 48 sách bài tập Vật Lí 11. Câu nào dưới đây nói về lực từ là không đúng ?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 19-20.3

Câu nào dưới đây nói về lực từ là không đúng ?

A. Lực từ tương tác giữa hai thanh nam châm có các cực cùng tên đặt thẳng hàng đối diện sát nhau là các lực đẩy cùng phương ngược chiều.

B. Lực từ tương tác giữa hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi cùng chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây.

C. Lực từ do nam châm tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện không đổi chạy qua có thể là lực đẩy hoặc hút tuỳ thuộc chiều dòng điện và chiều từ trường.

D. Lực từ tác dụng lên hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi ngược chiều chạy qua là các lực đẩy vuông góc với hai dây.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về lực từ.

Lời giải chi tiết:

A - Đúng

B - Sai vì lực từ tương tác giữa hai dây dẫn thẳng song song đặt gần nhau có dòng điện không đổi cùng chiều chạy qua là các lực Hút vuông góc với hai dây.

C - Đúng

D - Đúng

Chọn đáp án: B

Bài 19-20.4

Câu nào dưới đây nói về cảm ứng từ là không đúng ?

A. Cảm ứng từ là một đại lượng vật lí đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực tại mỗi điểm trong từ trường.

B. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường được biểu diễn bằng một vectơ trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có độ lớn tỉ lệ với lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó, tỉ lệ với cường độ dòng điện và độ dài của đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

D. Trong hệ đơn vị quốc tế SI, cảm ứng từ được đo bằng đơn vị tesla (T).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cảm ứng từ.

Lời giải chi tiết:

A - Đúng

B - Đúng

C - Sai vì Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có độ lớn tỉ lệ thuận với lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó, tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện và độ dài của đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

D - Đúng

Chọn đáp án: C

Bài 19-20.5

Trong miền nào giữa hai dây dẫn thẳng đặt vuông góc với nhau trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng và có các dòng điện không đổi I1, I2 chạy qua như Hình 19-20.1 sẽ tạo ra các từ trường cùng hướng ?

A. 1 và 3.                                B. 1 và 4.

C. 2 và 3.                                D. 1 và 2.

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường.

Lời giải chi tiết:

Miền tạo ra các từ trường cùng hướng là 1 và 3.

Chọn đáp án: A

Bài 19-20.6

Tại điểm nào có kí hiệu không đúng với chiều của từ trường tạo bởi dòng điện không đổi I chạy trong một vòng dây dẫn hình tròn nằm trên mặt phẳng Hình 19-20.2 ?

 

A. Điểm 1.                    B. Điểm 2.

C. Điểm 3.                    D. Điểm 4.

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc vào nam ra bắc để xác định chiều của từ trường.

Lời giải chi tiết:

Điểm có kí hiệu không đúng là: Điểm 3.

Chọn đáp án: C

Loigiaihay.com

  • Bài 19-20.7 trang 49 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 19-20.7 trang 49 SBT Vật Lí 11. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 128 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong một từ trường đểu có cảm ứng từ 0,83 T.

  • Bài 19-20.8 trang 49 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 19-20.8 trang 49 SBT Vật Lí 11. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 89 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong một từ trựờng đều.

  • Bài 19-20.9 trang 49 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 19-20.9 trang 49 sách bài tập Vật Lí 11. Một đoạn dây dẫn đặt trong một từ trường đéu có cảm ứng từ 0,35 T. Khi dòng điện cường độ

  • Bài 19-20.10 trang 49 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 19-20.10 trang 49 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện I1 và I2 chạy trong hai dây dẫn thẳng, đồng phẳng và trực giao nhau. Xác định

  • Bài 19-20.11 trang 49 SBT Vật Lí 11

    Giải bài 19-20.11 trang 49 SBT Vật Lí 11. Một khung dây dẫn hình chữ nhật, kích thước 30 cm x 20 cm, được đặt trong một từ trường đều có

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close