Giải bài 16.8 trang 28 sách bài tập KHTN 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Tải về

Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 mL nước cất, đánh số (1), (2), (3). - Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều. - Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm. - Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết. Hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước c

Quảng cáo

Đề bài

Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 mL nước cất, đánh số (1), (2), (3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10; ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Hãy sắp xếp khả năng hòa tan trong nước của các chất tan trên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Với cùng một dung môi, có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan

- 5 mL nước cất hòa tan được tối đa 5 thìa urea, 10 thìa đường, không hòa tan được bột phấn

Lời giải chi tiết

Khả năng hoà tan của các chất tăng dần theo thứ tự: bột phấn < urea < đường

 

Loigiaihay.com


Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close